Nhà có trẻ là F0, bác sĩ nhi khuyên bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc này

Minh Hồng
F0 là trẻ em có xu hướng ngày càng tăng, bác sĩ Mạnh Cường (khoa Nhi – BV Quân y 103) đã có chia sẻ về những nhóm thuốc bố mẹ cần chuẩn bị.

Theo đó, có 5 nhóm thuốc bố mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà phòng trường hợp con em mình không may trở thành F0:

Nhóm 1: Thuốc hạ sốt

Theo khuyến cáo từ bác sĩ Mạnh Cường, cha mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C.

- Nếu bé dưới 12 tháng tuổi: dùng viên đạn đặt hậu môn Efferalgan 80-150 mg

- Bé từ 1 tuổi : Dùng dạng bột, siro như: Hapacol 150, 250 mg

Các loại thuốc dùng hạ sốt cho trẻ gồm: Efferalgan, Ibuprofen

Kết hợp trườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh. Nếu cho bé uống hạ sốt mà mãi không hạ thì nên cho đi viện ngay. Việc trẻ sốt cao mãi không hạ sẽ gây co giật và để lại di chứng.

Nhà có trẻ là F0, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc dưới đây - Ảnh 1

Nhóm 2: Các loại thuốc chữa ho, ngạt mũi

Các loại thuốc ho gồm:

+ Methophan siro, AT deslotaradin, Halixol, U-thel syrupt.

+ Xịt họng: Olyfrin, Xitrat

+ Nước muối sinh lý

+ Thuốc nhỏ mũi Otriven cho bé dưới 1 tuổi và Ottrivin cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Bác sĩ chỉ định chỉ dùng thuốc ho cho những bé ho nhiều, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, bú, chơi, học tập và bị ho khan. Đồng thời, nên cho bé uống nhiều nước để giảm cơn ho.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều bữa hơn. Còn trẻ lớn hơn thì có thể bổ sung nước hoa quả để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.

Ngoài ra, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý ấm để nhỏ vào mũi hoặc dùng chai xịt chứa nước biển sâu để rửa mũi ngày 5-6 lần.

Nhà có trẻ là F0, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc dưới đây - Ảnh 1

Nhóm 3: Thuốc long đờm

Các loại thuốc long đờm cho trẻ gồm:

+ Neo-codion: Dùng cho trẻ lớn

+ Methopan siro: Dùng cho trẻ >6 tháng

+ Halixol: Dùng chung cho trẻ nhỏ

Thuốc long đờm được sử dụng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc, trẻ không khạc ra được.

Lưu ý: bố mẹ không được dùng thuốc này cùng lúc với thuốc giảm ho và phải có chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng kháng sinh.

Nhà có trẻ là F0, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc dưới đây - Ảnh 1

Nhóm 4: Điện giải Oserol

Oserol có cả dạng gói và dạng chai, mẹ có thể chuẩn bị sẵn, dùng trong trường hợp bé sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài nhiều (>3 lần/ngày, phân lỏng hoặc tóe nước).

Với trẻ >1 tuổi cho uống 5 – 15ml mỗi 5 phút.

Lưu ý: không được pha Oserol vào sữa mẹ để cho con uống.

Nhà có trẻ là F0, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc dưới đây - Ảnh 1

Nhóm 5: Men vi sinh và kháng sinh trị đi ngoài

Nhóm này bao gồm:

+ Men Vi sinh Virvic, enterogremi…

+ Kháng sinh Biseptol siro, Sulfamethoxazol.

Nếu bé đi ngoài >3 lần/ngày và đi dạng phân lỏng hoặc tóe nước thì cho bé dùng men vi sinh Virvic, enterogremi hoặc kháng sinh. Kháng sinh cần dùng đủ liều, đủ 5- 7 ngày và theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý cho con dùng và dừng đột ngột.

Ngoài các nhóm thuốc kể trên, Bác sĩ cũng khuyến khích cha mẹ có con là F0 nên cho con ăn uống đầy đủ. Thực hiện xúc họng, xông phòng, bổ sung thêm Kẽm và Multivitamin...

Đối với các loại thuốc như chống đông máu, dị ứng, chống viêm, kháng sinh... tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nhà có trẻ là F0, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc dưới đây - Ảnh 1

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nhà có trẻ là F0, bác sĩ nhi khuyên bố mẹ cần chuẩn bị sẵn 5 nhóm thuốc này tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.