Theo New Atlas, kính áp tròng thường phát triển hội chứng khô mắt (dry eye syndrome). Khi đeo kính áp tròng thông thường trong một thời gian dài, bề mặt mắt bắt đầu khô, tốc độ chớp mắt giảm (chớp mắt cho phép đổi mới lớp màng nước mắt trên bề mặt mắt) và sự bốc hơi của độ ẩm tăng lên. Do đó, gây tổn thương giác mạc, viêm và cảm giác khó chịu.
Loại kính áp tròng mới khắc phục được tình trạng này nhờ khả năng tự làm ẩm. Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Tohoku đã giới thiệu một nguyên mẫu kính áp tròng hỗ trợ một lớp chất lỏng giữa kính và mắt. Trong trường hợp tiếp xúc, dòng điện được cung cấp tới hydrogel thành phần chế tạo kính, hút chất lỏng từ một bể chứa nước mắt tự nhiên nằm phía sau mí mắt dưới.
Hiện tại, các nhà khoa học mới kích hoạt kính bằng cách sử dụng cái gọi là “pin sinh học” magiê-oxy và enzyme fructose-oxy (magnesium-oxygen and enzymatic fructose-oxygen "biobatteries) có sẵn. Tuy nhiên, họ đang khám phá khả năng cung cấp năng lượng không dây cho kính. Họ cũng hy vọng sẽ làm kính cứng hơn và giảm điện áp cần thiết để hệ thống hoạt động.
Trong tương lai, phương pháp này còn có thể được sử dụng để phân phối thuốc - các chuyên gia khẳng định.