Những dấu hiệu và cách chọn thuốc cho các bạn nhỏ bị sốt

NN
Sốt là tình trạng phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên, thường do cơ thể phản ứng với nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Khi các bạn nhỏ bị sốt, cha mẹ nên xử lý thế nào và sử dụng loại thuốc hạ sốt nào an toàn?

Khi nào cần dùng thuốc hạ sốt?

Sốt được định nghĩa là khi:

Nhiệt độ trực tràng từ 38°C trở lên.

Nhiệt độ đo ở nách từ 37,5°C trở lên.

Dựa vào mức độ, sốt có thể được chia thành:

Sốt nhẹ: Dưới 38,5°C.

Sốt vừa: 38,5°C - 39°C.

Sốt cao: Trên 39°C.

Nếu nhiệt độ của trẻ trên 38,5°C và kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, ớn lạnh, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, cần đưa các con đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sau:
Sốt cao kéo dài hơn 3 ngày.
Trẻ khó thở, lờ đờ, cáu kỉnh hoặc co giật.
Dấu hiệu mất nước: Đi tiểu ít, khô miệng, mắt trũng sâu.
Nôn liên tục, đau đầu dữ dội hoặc phát ban bất thường kèm sốt.

Những loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ

1. Thuốc uống hạ sốt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo hai loại thuốc an toàn cho trẻ nhỏ:

Paracetamol (Acetaminophen)

Ibuprofen

Cách dùng:

Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì.

Liều lượng tính theo cân nặng của người bệnh.

Có thể sử dụng dạng hỗn dịch, bột pha dung dịch uống hoặc thuốc đạn nếu trẻ không uống được.

2. Miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt giúp làm mát cơ thể nhưng không thể thay thế thuốc hạ sốt. Khi dùng miếng dán, cần lưu ý:

Dán lên trán, cổ hoặc lưng của người bệnh.

Không dán lên vùng da bị tổn thương.

Không lạm dụng nếu trẻ sốt cao kéo dài.

Lưu ý quan trọng khi hạ sốt cho con

Không lạm dụng thuốc hạ sốt:

Không uống liên tục, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ.

Nếu con vẫn sốt cao, có thể dùng phương pháp làm mát vật lý như lau người bằng nước ấm.

Không dùng chung thuốc hạ sốt với thuốc trị cảm cúm tổng hợp

Nhiều loại thuốc cảm có chứa paracetamol, nếu uống cùng lúc có thể dẫn đến quá liều, gây ngộ độc.

Không dùng corticosteroid (dexamethasone) để hạ sốt

Corticosteroid không có tác dụng hạ sốt mà chỉ giúp chống viêm.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, cần điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Trong mùa cúm, nếu trẻ sốt cao, cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị cúm hay không để điều trị kịp thời. Việc tự ý dùng thuốc hoặc hạ sốt không đúng cách có thể làm chậm trễ quá trình điều trị.

Quan trọng nhất: Khi con bị sốt, không hoảng sợ, hãy theo dõi tình trạng của trẻ, xử lý đúng cách và đưa trẻ đi khám kịp thời khi cần thiết.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những dấu hiệu và cách chọn thuốc cho các bạn nhỏ bị sốt tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Chiều 5/2, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới. Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời.

Các loại thảo dược giúp phục hồi sức khỏe sau Tết

Sau dịp Tết, việc ăn uống nhiều dầu mỡ có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe. Một số loại thảo dược như atisô, diệp hạ châu, nhân trần cùng các loại trái cây như đu đủ có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

4 nguyên tắc "vàng" giúp bạn phòng viêm phổi mùa lạnh

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Khi kháng sinh bị vô hiệu hóa

Sự ra đời của thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn của y học. Kháng sinh giúp chúng ta chống lại vi khuẩn, làm chúng không thể tiếp tục gây bệnh.