Những điều bạn không nên làm bằng móng tay

Nguyễn Như Quỳnh
Nhiều người để móng tay dài và sử dụng móng tay sai mục đích, đôi khi có thể gây hại.

1. Ngoáy tai

Nếu bạn có thói quen dùng móng tay để ngoáy tai, hãy ngừng thói quen này.

Khi bạn dùng tay lấy ráy tai, những ráy tay này sẽ dính vào móng tay. Khi bạn ăn mà không rửa tay sạch, bạn sẽ bị nhiễm bẩn và có thể dẫn tới nhiễm trùng.

2. Xỉa răng

Bạn cần biết rằng móng tay có rất nhiều vi khuẩn ẩn nấp và bạn cũng không kiểm soát được những nơi tay đã chạm vào. Khi vào trong miệng, vi khuẩn từ móng tay sẽ vào dạ dày và gây nguy cơ nhiễm trùng.

3. Ngoáy mũi

Móng tay dài có thể giúp bạn dễ cạo ra những chất dịch khô trong mũi. Nhưng thói quen này rất mất vệ sinh vì vi khuẩn và vi-rút từ trong mũi bạn sẽ lưu lại trên móng tay. 

Dùng tay ngoáy mũi có thể làm xước niêm mạc mũi, gây tổn thương mũi và phải mất thời gian để chữa lành.

4. Mở đồ

Chúng ta thường không ngần ngại dùng móng tay mở một cái lọ bị kẹt, chai bia hoặc đồ hộp.

Một trong những lý do lớn nhất nên tránh điều này là bạn sẽ bị gãy móng tay. Và nếu sử dụng lực quá lớn, bạn có thể bị bật móng.

5. Mở khóa

Không được dùng đầu nhọn móng tay của mình cắm vào ổ khóa và cố mở nó. Chắc chắn một điều, móng tay không thể mở được khóa, không những thế móng tay còn có nguy cơ bị kẹt trong khóa và việc cố gắng gỡ ra có thể khiến bạn bị bật móng.

6. Vệ sinh đồ

Nhiều người cũng có thói quen dùng móng tay để khều các vết bẩn ở các rãnh nhỏ trên bàn, điều khiển từ xa, những khe nhỏ mà chỉ có đầu nhọn móng tay mới lách vào được. Khi đó, các chất bẩn sẽ bị mắc kẹt trong móng tay bạn.

Và nếu bạn không rửa tay sạch sẽ, bạn có thể sẽ ăn phải những chất bẩn này.

QQsan(tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điều bạn không nên làm bằng móng tay tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.