Những suy nghĩ cần phải đính chính về... đi nặng

Nguyễn Thị Đức
Đi vệ sinh là một vấn đề hoàn toàn bình thường và cực kỳ quan trọng nhưng hầu hết chúng ta đều từ chối nói về chủ đề này. Bởi vậy có những quan điểm tuy sai lầm về đại tiện nhưng vẫn luôn được mọi người truyền tai nhau.

Tiến sĩ Prabha Sawant (Trưởng khoa Tiêu hóa, bệnh viện Sion, thành phố Mumbai, Ấn Độ) đã đưa ra những quan điểm sai lầm nghiêm trọng về chuyện đại tiện hầu như ai cũng mắc phải, cần phải đính chính ngay sau đây:

1. Đại tiện ít nhất một lần một ngày là không bình thường

Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm mà bất cứ ai cũng đừng nên nghĩ đến. Bạn đừng nên hoảng sợ nếu gặp phải trường hợp này, điều đó không có gì bất thường và cũng không phải là dấu hiệu của chứng táo bón. Bạn chỉ nên lo lắng về số lần đại tiện khi kèm theo dấu hiệu giảm cân, giảm nồng độ hemoglobin hoặc xuất hiện máu trong phân. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về ​​ruột và dạ dày.

Không phải ai cũng có thói quen đại tiện mỗi ngày, nếu 2 ngày bạn mới đi vệ sinh nặng 1 lần nhưng mọi thứ vẫn ổn thì điều này không có gì là bất thường cả.

2. "Sản phẩm" có mùi hôi là bất thường

Quan điểm này chỉ đúng một nửa. "Sản phẩm đầu ra" có mùi hôi vốn do hệ vi khuẩn có trong nó và có thể do thực phẩm không tiêu hóa được. Tuy nhiên, nếu nó mùi hôi nồng nặc, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng dạ dày hoặc các bệnh mãn tính như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.

3. Làm sạch và thải độc ruột

Làm sạch và thải độc ruột bao gồm các liệu pháp có thể loại bỏ độc tố ra khỏi ruột và đường ruột. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo rằng điều đó chỉ gây lãng phí tiền bạc. Tuy cách này có thể tốt cho sức khỏe ở khía cạnh nào đó nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc sẽ đẩy hết các vi khuẩn lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ nước ra khỏi dạ dày.

4. Đại tiện trong thời gian dài

Thời gian ngồi trong nhà vệ sinh lâu hay ngắn sẽ khác nhau tùy vào từng người. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng việc đọc báo hoặc tạp chí trong nhà vệ sinh trong khi đi đại tiện là điều hoàn toàn bình thường nhưng Sawant cho rằng con người nên tránh thói quen này hoàn toàn. Các mô xung quanh trực tràng hoặc hậu môn rất nhạy cảm. Việc đại tiện trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trĩ hoặc các vết nứt hậu môn.

Đọc sách báo hoặc tạp chí, truyện tranh trong lúc đi vệ sinh là một điều không nên.

5. "Đầu ra" không có màu nâu chứng tỏ bạn có vấn đề về vấn đề sức khỏe

Nhìn chung, màu sắc của "đầu ra" sẽ phụ thuộc phần lớn vào những gì bạn ăn được cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Bình thường, nó có màu nâu hoặc màu vàng. Tuy nhiên, nếu nó liên tục có màu đen, màu đỏ hoặc màu trắng, bạn nên sớm đi khám ruột và dạ dày. Khi nó có màu đỏ hoặc đen có thể là dấu hiệu cho thấy trực tràng đang bị chảy máu, còn có màu trắng hoặc màu xám có thể là một dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn trong ống mật.

6. Đại tiện thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân

Đây là một quan điểm hoàn toàn vô lý. Nhiều người muốn giảm bớt cân nặng đã nghĩ rằng việc giảm cân chỉ cần dùng thuốc nhuận tràng là đủ. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không có tác dụng gì do lượng calo mà bạn được hấp thu trực tiếp sẽ từ ruột non trong khi thuốc nhuận tràng chỉ phát huy công dụng ở ruột già.

Theo Emdep.vn

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những suy nghĩ cần phải đính chính về... đi nặng tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.