Phòng chống bạo lực học đường bằng mã QR

TP
Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2, các đại biểu thiếu nhi đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm phòng chống bạo lực học đường.

Chiều 28/9, tại Tòa nhà Quốc hội đã diễn ra phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2, năm 2024. 306 đại biểu trẻ em đã chia thành 12 tổ để thảo luận về 2 chủ đề "Phòng chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường".

Các phiên thảo luận tổ là cơ hội để các đại biểu nêu lên ý kiến và quan điểm của bản thân.
Các phiên thảo luận tổ là cơ hội để các đại biểu nêu lên ý kiến và quan điểm của bản thân.

Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường dần trở thành thực trạng nhức nhối của xã hội. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính từ năm 2021 đến nay cả nước có hơn 700 vụ việc bạo lực học đường. Đến thời điểm hiện tại, bạo lực học đường không chỉ mang tính bạo lực thể xác mà còn là gây áp lực và bạo lực về cả tinh thần thông qua lời nói, mạng xã hội, gây lo lắng và hậu quả nghiêm trọng đến các đối tượng liên quan,...

Nhằm giải quyết vấn về bạo lực học đường và bảo vệ các nạn nhân của bạo lực học đường, đại biểu Đặng Kim Thiên Kim (Hà Nội) đưa ra sáng kiến "Biển hiệu tương tác". Tấm biển có hình ảnh một mã QR và cảnh báo có camera đang quan sát. Theo Thiên Kim, khi nhận thấy biểu tượng camera sẽ làm cho người có hành vi bắt nạt cảm thấy lo sợ và biết rằng hành vi xấu có thể bị giám sát.  Trong khi đó, mã QR có chứa thông tin, số điện thoại và trang web của các cơ quan chức năng bảo vệ trẻ em như nhà trường, công an, Cục Trẻ em,... Từ đó giúp người bị bắt nạt có thể liên hệ xin trợ giúp. Với mã QR này, các bạn học sinh bị bạo lực học đường hoàn toàn có thể nhờ người khác quét và báo cáo giúp.

Đại biểu Thiên Kim với sáng kiến dùng biển cảnh báo phòng chống bạo lực học đường.
Đại biểu Thiên Kim với sáng kiến dùng biển tương tác phòng chống bạo lực học đường.

Đại biểu Nguyễn Hồ Hoài Như (TP. Cần Thơ) đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu đưa văn hóa ứng xử và đạo đức học đường thành môn học chính khóa hoặc ngoại khóa; tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh, cải thiện kỹ năng quản lý cho nhà trường và cán bộ giáo viên, cũng như phát triển phòng tư vấn tâm lý học đường.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoài Như cũng lấy ví dụ về một mô hình phòng chống bạo lực học đường: "Vừa qua, Sở GD&ĐT TP. Cần Thơ ra mắt mô hình thí điểm "Trường học thân thiện, học sinh thanh lịch, không tệ nạn xã hội và không bạo lực học đường tại một trường học trên địa bàn thành phố và thu được những kết quả đáng khích lệ. Sắp tới đây, mô hình sẽ được triển khai tại nhiều trường học ở TP. Cần Thơ".

Đề xuất phòng chống bạo lực học đường, đại biểu Nguyễn Thái Bình Nhi (Khánh Hòa) cho rằng, nhà trường cần đẩy mạnh hoạt động giáo dục trong thông qua các video clip minh hoạ về hậu quả của bạo lực học đường, xây dựng hệ thống đường dây, phòng tư vấn để lắng nghe những tâm tư và kịp thời xử lí các trường hợp bạo lực trong nhà trường của học sinh. 

Nhiều ý kiến phòng chống bạo lực học đường đã được đưa ra tại 12 tổ thảo luận.
Nhiều ý kiến phòng chống bạo lực học đường đã được đưa ra tại 12 tổ thảo luận.

Ngoài ra cần phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, tích cực đẩy mạnh các hình ảnh tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, xây dựng các video, kết hợp với các KOL, KOC để đẩy mạnh truyền thông ngăn chặn bạo lực học đường, quản lí các nội dung đăng tải trên mạng, không đăng tải các nội dung bảo lực, tăng cường kiểm duyệt nội dung, bài viết trên mạng xã hội. Đại biểu Nguyễn Thái Bình Nhi nói.

Đại biểu Bùi Khánh Ly (Nam Định) đề xuất, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giám sát và giáo dục học sinh cùng đó các chương trình giáo dục về kỹ năng sống cần được lồng ghép vào chương trình giảng dạy, giúp học sinh có khả năng tự giải quyết xung đột một cách ổn thoả.

Mỗi ý kiến của các đại biểu trẻ em sẽ góp phần tạo nên thành công của phiên toàn thể.
Mỗi ý kiến của các đại biểu trẻ em sẽ góp phần tạo nên thành công của phiên toàn thể.

Đại biểu Bùi Khánh Ly cũng cho rằng việc kết hợp giữa giáo dục kĩ năng sống, sự tham gia chặt chẽ của phụ huynh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, tổ chức các buổi tuyên truyền về tác hại và cách phòng tránh của bạo lực học đường sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này. Điều này không chỉ giúp học sinh phát triển toàn diện mà còn tạo ra môi trường học đường an toàn và thân thiện hơn, đại biểu Khánh Ly nói.

Đồng quan điểm với các ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Châu đến từ Sơn La cho biết: Ở vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện phát triển về giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, vì vậy dẫn đến việc các bạn học sinh ở vùng sâu vùng xa có xu hướng bạo lực khá nhiều, do các bậc phụ huynh thường phải đi làm xa hoặc làm nông nghiệp nặng nhọc ít có thời gian để giám sát và quan tâm đến con cái. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ em bị ảnh hưởng bởi môi trường xấu hoặc các hành vi bạo lực mà không có sự can thiệp kịp thời.

Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" nhằm góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Luật Trẻ em năm 2016, đặc biệt, là các quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 77 “tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân”; khoản 4, Điều 79 “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em”.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” nhằm thúc đẩy sự tham gia sớm của trẻ em đối với các hoạt động chính trị, xã hội liên quan đến trẻ em phù hợp với tâm lý, khả năng của trẻ em. Tạo điều kiện để trẻ em được trau dồi tri thức, thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình theo quy định của Luật Trẻ em. Thông qua hoạt động giúp các bạn thiếu nhi phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến, quan điểm, nhận thức các vấn đề về trẻ em; được trải nghiệm, tìm hiểu bộ máy cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội; định hướng cho trẻ em nuôi dưỡng những ước mơ, rèn luyện, phấn đấu trở thành những công dân có trách nhiệm với đất nước, xã hội.

Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em", diễn ra từ ngày 27 đến 29/9, các đại biểu thiếu nhi sẽ thảo luận 2 vấn đề lớn, gồm: “Phòng, chống bạo lực học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ em” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường”. 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phòng chống bạo lực học đường bằng mã QR tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 15/11, anh Bùi Quang Huy - Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng đoàn công tác của T.Ư Đoàn và Thành đoàn Hà Nội đã đến thăm, tặng quà Nhà giáo Lê Hoàng Sơn, giảng viên, nghiên cứu viên Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

Vinh danh 60 giáo viên tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Tối 15/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức lễ tuyên dương các thầy, cô giáo xuất sắc đã và đang giảng dạy tại các cấp trong hệ thống giáo dục phổ thông.