Sai lầm khiến giấy bạc bọc đồ ăn trở nên độc hại

Nguyễn Thị Đức
Ở nhiệt độ cao, lượng nhôm trong giấy bạc bọc thực phẩm sẽ hòa tan vào thức ăn, sau đó xâm nhập bên trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lá nhôm hay còn gọi là giấy bạc ngày càng được các mẹ, các chị chuộng trong việc đựng và bọc thực phẩm khi nướng.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia nước ngoài cho rằng ở nhiệt độ cao, hóa chất nhôm trong giấy bạc sẽ phơi nhiễm vào thức ăn, từ đó đầu độc trường diễn đối với người sử dụng. Thông tin này khiến nhiều gia đình hoang mang.

Lá nhôm dùng trong việc nướng thực phẩm sẽ gây độc hại. Ảnh:Theconversation.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - cán bộ Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho hay giấy bạc dùng để gói, bọc thức ăn là loại giấy bằng nhôm được cán mỏng.

Tuy nhiên, nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm phản ứng hóa học lại càng dễ xảy ra, hình thành chất hỗn hợp nhôm.

Vi lượng nhôm sẽ hòa tan vào thức ăn, sau đó xâm nhập vào bên trong cơ thể con người dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến trí não.

Đặc biệt, chúng có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan, tỳ, thận...

Do đó, PGS Thịnh khuyến cáo chị em không nên dùng lá nhôm bọc thực phẩm trong lò vi sóng hoặc nướng.

Bên cạnh đó, đầu bếp cũng không nên dùng lá nhôm lưu trữ thực phẩm giàu axit như trái cây có vị chua, món ăn có dấm… Bởi axit có thể ăn mòn nhôm, khiến thức ăn có vị kim loại, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mức an toàn là 40 mg nhôm trên một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Theo News.Zing

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Sai lầm khiến giấy bạc bọc đồ ăn trở nên độc hại tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.