Say nắng mùa hè - Đừng xem nhẹ!

Đinh Mai
Buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt là những biểu hiện rõ nét nếu bạn bị say nắng mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Vậy làm thế nào để có thể phòng chống say nắng khi thời tiết vào hè?

Nguyên nhân, biểu hiện say nắng

Say nắng

Đây là tình trạng thân nhiệt tăng cao quá mức (thường trên 400C) xảy ra do cơ thể bị tăng thân nhiệt sau một thời gian dài đi quá lâu ngoài trời nắng.

Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể, trong khi cơ thể chưa thích nghi kịp và cơ thể bị mất nước, làm tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát thân nhiệt.

Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Say nóng

Đây là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh.

Say nóng thường do phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... dưới trời oi bức sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó gây nên tình trạng mất nước trầm trọng của cơ thể là chủ yếu.

Hướng dẫn những cách chống say nắng mùa hè

Để có thể chống say nắng vào mùa hè, ngoài những biện pháp thường dùng như: sử dụng áo chống nắng, mũ nón và bổ sung các chất dinh dưỡng, lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Đặc biệt các bạn cũng khoong nên hoạt động quá lâu dưới thời tiết nắng nóng. Khi gặp trường hợp bị say nắng/ say nóng vào mùa hè, các bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

Cách 1: Làm nước bí xanh cho người bị say nắng:

Để thực hiện, các bạn lấy một miếng bí xanh khoảng 150 g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.

Cách 2: Sử dụng bột sắn dây:

Với các này, các bạn lấy khoảng từ 2 – 3 thìa, hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.

Cách 3: Nước mía

Bạn có thể lấy mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.

Ngoài ra, nếu bạn không thể thực hiện ngay những các chống nóng này, thì trong khoảng thời tiết nắng nóng, các bạn cũng cần phải uống nhiều nước có pha một chút muối. Đây là biện pháp giúp các bạn có thể bù nước cho cơ thể một cách hiệu quả đấy nhé!

Khả Ngân (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Say nắng mùa hè - Đừng xem nhẹ! tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.