Nhưng theo nghiên cứu của ĐH khoa Leiden Hà Lan, ánh đèn "ngoài giờ" này có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, tăng khả năng bị sưng viêm và các tình trạng khác gây nên lão hóa.
Trong thí nghiệm trên chuột, các con chuột được chiếu sáng thường xuyên trong hàng tháng. Kết quả là chúng đã biểu hiện những ảnh hưởng tiêu cực lên đồng hồ sinh học trong tế bào, nhịp sinh học báo hiệu chu kỳ thức ngủ, ảnh hưởng lên lượng hoocmon, nhiệt độ cơ thể và các chức năng khác.
Để đèn ngủ khi ngủ có thể gây sưng viêm, lão hóa.
Nghiên cứu này chứng minh rằng chu kỳ sáng - tối tự nhiên rất quan trọng cho sức khỏe. Thiếu nhịp điệu môi trường dẫn tới những rối loạn trầm trọng gây ra sưng viêm ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguy cơ sưng viêm của cơ thể sẽ tăng lên, tương tự với việc mất cơ bắp, loãng xương sớm. Những thay đổi "yếu đi" này xảy ra với sinh vật khi lão hóa.
Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực này có thể giảm đi, biến mất khi chu kỳ sáng - tối được tái thiết lập.
Trong nghiên cứu, chuột đã bị chiếu sáng thường xuyên trong 24 tuần, khiến nhịp điệu bình thường trong não giảm đến 70%. Sự rối loạn sáng - tối này làm giảm chức năng cơ xương của vật, xương của chúng cho thấy dấu hiệu suy nhược và chúng rơi vào trạng thái tiền sưng viêm thường thấy khi bị mầm bệnh hoặc các kích thích có hại.
Nghiên cứu này cho rằng con người, đặc biệt là người lớn tuổi, nên theo dõi lượng ánh sáng mà họ tiếp nhận và nên có những "thời gian tối" đúng đắn, mà tất cả đèn nên được tắt đi.
Theo Eva.vn