Thông tin vụ ngộ độc nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Lai Châu

Đức Trọng (tổng hợp)
Sở TT&TT tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức họp báo đột xuất về vụ việc 20 học sinh mầm non bị nghi ngộ độc thuốc diệt chuột xảy ra tại Trường Mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu).

Chiều 5/11, UBND huyện Tam Đường phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về trường hợp 20 trẻ mầm non tại Trường Mầm non xã Giang Ma (huyện Tam Đường) phải nhập viện cấp cứu nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột.

Theo thông tin từ lãnh đạo Trường Mầm non xã Giang Ma và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, sau khi được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu thực hiện các thủ thuật sơ, cấp cứu, hiện tại sức khỏe của các học sinh đã ổn định. Các bạn nhỏ sẽ được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện để bảo đảm sức khỏe.

Theo lời kể của cô giáo Đinh Thị Hường, giáo viên Trường Mầm non Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu), lớp Mầm non 25-36 tháng tuổi có 20 học sinh và có 2 giáo viên phụ trách.

Sáng nay khi xảy ra vụ việc, 1 cô đang bận đi vệ sinh cá nhân, còn 1 cô đang làm công tác vệ sinh cá nhân cho học sinh.

Khoảng 8 giờ 30 phút khi quay lại lớp, giáo viên phát hiện một số học sinh đang cầm trên tay viên thuốc diệt chuột.

Do nghi ngờ các bạn nhỏ có thể đã sử dụng thuốc diệt chuột ăn như kẹo, nên giáo viên đã liên hệ với nhân viên Trạm y tế xã và đưa các cháu xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được theo dõi điều trị.

Ngay khi sự việc được báo cáo, lãnh đạo tỉnh Lai Châu, lãnh đạo Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã kịp thời có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu để chỉ đạo công tác cấp cứu.

Các ý bác sỹ tiến hành cấp cứu cho các học sinh Mầm non xã Giang Ma
Các ý bác sỹ tiến hành cấp cứu cho các học sinh Mầm non xã Giang Ma

Ông Ma A Tủa, Phó Chủ tịch UBND xã Giang Ma, huyện Tam Đường thông tin, số thuốc diệt chuột trên do 1 cô giáo của nhà trường đặt mua trên mạng và chiều 4/11 đã bóc để sử dụng diệt chuột tại kho của nhà trường và kho này có thông với lớp 25-36 tháng tuổi và lớp 5-6 tuổi.

Tuy nhiên sau khi sử dụng, giáo viên quên không thông báo cho giáo viên các lớp học, nên đã dẫn tới sự việc trên.

Hiện mẫu dịch của các bệnh nhi nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột đã được gửi về Trung ương làm xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân.

Ngộ độc thuốc diệt chuột là tình trạng độc chất của thuốc diệt chuột tác động đến cơ quan mục tiêu (thần kinh, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, da,…) hoặc ảnh hưởng gây độc (gây ung thư, đột biến, tổn thương tạng,…).

Thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, kích thích, khó chịu, giãy giụa, ảo giác, cuối cùng co giật, hôn mê, đồng tử giãn.

Tim mạch: Mạch nhanh, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.

Suy thận cấp: Do sốc, hoại tử ống thận, tiêu cơ vân.

Hô hấp: Cảm giác bó chặt ngực, ho, khó thở, tím, phù phổi cấp do tim (tổn thương cơ tim, suy tim cấp), phù phổi cấp không do tim (tổn thương thành mạch, tổn thương phổi do khí phosphine) hoặc cả hai, ARDS, chảy máu phổi.

Huyết học: tan máu (có thể gặp cả ở người G6PD bình thường), có thể gặp methemoglobin.

Tiêu hóa: Bệnh nhân đau rát miệng, họng, thực quản, dạ dày; nôn và nôn ra máu, đi ngoài lỏng và có thể có máu.

Da, niêm mạc: Chất độc tiếp xúc qua da, niêm mạc có thể gây kích ứng tại chỗ.

 

Cách sơ cứu khẩn cấp khi phát hiện người ngộ độc thuốc diệt chuột

Bước 1: Quan sát nạn nhân để xác định ngộ độc với thuốc diệt chuột qua các dấu hiệu như hơi thở mùi hôi hóa chất, khó nói, khó thở,… Và xác định qua chai, vỏ thuốc gần đó (nếu có).

Bước 2: Đưa nạn nhân đến khu vực an toàn. 

Bước 3: Thực hiện sơ cứu đơn giản nếu có kiến thức về sơ cứu ngộ độc thuốc diệt chuột.

Bước 4: Nếu nạn nhân tỉnh táo cần thu thập thông tin, chụp hình hoặc mang theo loại thuốc diệt chuột.

Bước 5: Gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Dựa trên tình trạng và đường tiếp xúc với thuốc diệt chuột để thực hiện sơ cấp cứu phù hợp:

Uống thuốc diệt chuột: Nếu nạn nhân có dấu hiệu nôn, hãy nghiêng đầu sang một bên để tránh nghẹn. Sau khi sơ cấp cứu nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Ngoài ra, không được tự ý gây nôn nếu nạn nhân lờ đờ, hôn mê hay co giật hoặc không rõ về cơ chế của thuốc diệt chuột ( Natri fluoroacetat và fluoroacetamid không gây nôn vì có nguy cơ co giật; Phosphua kẽm, phosphua nhôm không được gây nôn và rửa dạ dày tại bệnh viện,…)

Dính thuốc chuột vào da hoặc quần áo: Cần cởi bỏ quần áo và rửa sạch ngay lập tức trong vòng 15 – 20 phút. 

Dính thuốc diệt chuột vào mắt: Nên rửa mắt (khi đang mở) bằng nước sạch trong 15 – 20 phút, rửa kính áp tròng 5 phút (nếu có).

Sau bước sơ cứu ban đầu cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời. Tránh kéo dài thời gian, gây biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý: 

Ghi nhớ, tên hóa chất trên bao bì, túi đựng hoặc chai lọ. Việc này giúp bác sĩ xác định chính xác hóa chất nhanh hơn, sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu kịp thời. 

Ghi nhớ số lượng, thời gian tiếp xúc hóa chất và triệu chứng, biểu hiện ngộ độc ban đầu.

Không cho bất cứ thứ gì vào miệng nếu nạn nhân bất tỉnh. 

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc giải độc nào. 

Quan sát chất nôn, giữ lại vào một lọ gửi xét nghiệm.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Thông tin vụ ngộ độc nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Lai Châu tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.