Vệ tinh phát hiện “siêu ô nhiễm” làm Trái đất nóng lên
Ngọc Nguyễn (tổng hợp)
Một vệ tinh hiện đại đang bay quanh Trái đất hàng ngày, thực hiện nhiệm vụ săn lùng khí mê-tan – loại khí vô hình và siêu ô nhiễm được xem là "thủ phạm nguy hiểm nhất" gây biến đổi khí hậu.
MethaneSAT, thế hệ vệ tinh tiên tiến, có khả năng phát hiện nguồn phát thải mê-tan ở bất kỳ đâu trên thế giới. Dữ liệu từ vệ tinh này, khi kết hợp với công nghệ máy tính và trí tuệ nhân tạo của Google, cho phép phân tích và lập bản đồ chính xác các cơ sở hạ tầng dầu khí – lĩnh vực thường gây ra lượng lớn khí thải này.
Trước đây, việc đo đạc rò rỉ mê-tan dựa vào máy bay và camera hồng ngoại cầm tay, vừa tốn kém vừa mất thời gian. Phương pháp truyền thống này chỉ cho kết quả từng thời điểm và cần nhiều năm để tập hợp đủ dữ liệu phục vụ nghiên cứu. MethaneSAT mang đến bước đột phá lớn, giúp giám sát khí thải hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.
Lập bản đồ các cơ sở hoạt động dầu và khí rất khó khăn. Vị trí của các giếng khoan, máy bơm công nghiệp và bể chứa thay đổi rất nhanh, vì thế bản đồ cũng cần được cập nhật thường xuyên. Một vệ tinh sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Những phát hiện ban đầu của MethaneSAT mới đây ghi nhận ngành dầu khí đang thải khí với tốc độ trung bình cao hơn từ 3-5 lần so với thống kê của Cơ quan Bảo vệ Môi trường và vượt xa với ước tính của ngành vào năm 2023.
Lưu vực Permian (Mỹ), một trong những lưu vực dầu khí năng suất nhất thế giới, đang rò rỉ khí mê-tan với tốc độ gấp 9 - 14,5 lần so với mức giới hạn mà ngành công nghiệp đặt ra. Lưu vực Appalachia (Mỹ) đang rò rỉ khí mê-tan cao gấp 4 lần so với mức giới hạn đặt ra. Và ở tiêu bang Utah (Mỹ), tỷ lệ rò rỉ ghi nhận gấp 45 lần so với mức giới hạn quy định.
"Đây thực sự là một phát hiện rất có ý nghĩa. Những hình ảnh mà chúng tôi bắt đầu thấy thực sự phi thường xét về độ chính xác tổng thể của dữ liệu", Ritesh Gautam, nhà khoa học cao cấp hàng đầu của MethaneSAT cho biết.
Khí mê-tan, chiếm tới 90% trong khí đốt tự nhiên, đã lâu bị đánh giá thấp và chưa được hiểu rõ đầy đủ. Điều khiến các nhà khoa học lo ngại là khí mê-tan giữ nhiệt gấp 80 lần so với carbon dioxide trong 20 năm đầu tiên trong khí quyển.
Antoine Halff, đồng sáng lập nhóm giám sát môi trường Kayrros, nhận định: “Việc đánh giá thấp mức phát thải mê-tan dẫn đến đánh giá thấp tác động làm nóng của nó. Đây thực sự là vấn đề lớn khi chúng ta không hiểu đúng quy mô để có giải pháp giảm thiểu mạnh mẽ.”
Những phát hiện gây sốc
Theo dữ liệu vệ tinh MethaneSAT, hơn nửa triệu giếng dầu ở Mỹ chỉ đóng góp 6-7% sản lượng dầu khí, nhưng lại gây ra 50% ô nhiễm mê-tan của ngành. Đặc biệt, tại lưu vực Nam Caspi (Turkmenistan), khí mê-tan được thải ra với tốc độ 970.000 pound mỗi giờ, cao hơn 1,5 lần so với lưu vực Permian (Mỹ).
Ông Halff cho biết Turkmenistan có cơ sở hạ tầng dầu khí cũ kỹ, khiến lượng khí rò rỉ tăng cao, dù quốc gia này đã ghi nhận một số cải thiện. Trong khi đó, ở Venezuela – quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới – vệ tinh lần đầu tiên thu thập dữ liệu về khí thải mê-tan ở các khu vực thường xuyên bị mây che phủ, nhờ công nghệ tiên tiến.
Thách thức và giải pháp
Rob Jackson, Chủ tịch Dự án Carbon Toàn cầu, khẳng định: “Cắt giảm ô nhiễm mê-tan là cách nhanh nhất để làm chậm cuộc khủng hoảng khí hậu.” Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng giải pháp triệt để vẫn là loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch.
Việc sử dụng vệ tinh như MethaneSAT mang lại bước đột phá trong giám sát và kiểm soát khí mê-tan – yếu tố then chốt để giảm tốc độ nóng lên toàn cầu. Ngành dầu khí cần hành động quyết liệt hơn để đối phó với "kẻ giấu mặt" này.
Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online
Khi đi biển, có bao giờ bạn phóng tầm mắt ra xa và tự hỏi: Đại dương rộng lớn đến mức nào không? Có thể nó còn “siêu to khổng lồ” hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn đấy.
Vườn thú nơi gấu mẹ Aibao và hai chú gấu con sinh sống thu hút hàng nghìn lượt xem trực tuyến cùng đông đảo du khách sau khi đăng tải khoảnh khắc đáng yêu của gia đình gấu đón tuyết đầu mùa.
Tetragonoporus calyptocephalus, trước đây được gọi là Polygonoporus giganticus, là loài ký sinh trùng dài nhất thế giới. Chúng là những con sán dây khổng lồ, sống ký sinh sâu trong ruột cá voi.
Nhắc đến những trận thủy chiến trong lịch sử không thể không nhắc đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng. Tuần này, chúng mình cùng đến với trận chiến bằng cọc nhọn dưới sự lãnh đạo của vua Ngô Quyền nhé.
Đồi chè Ô Long nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 8km. Tại đây, những hàng cây mai anh đào được trồng xen kẽ giữa các luống chè. Khi vào mùa hoa, khung cảnh đồi chè trở nên cuốn hút, thu hút du khách
Sáng 15/12, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã phối hợp cùng Công ty Giáo dục thông minh tài chính công bố phát động cuộc thi “Thông minh tài chính nhí” (F’CLEVER KIDS) với mong muốn kiến tạo tư duy tài chính cho trẻ em.
Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23-24/11, Anh hùng Lao động Thái Hương chia sẻ câu chuyện xây dựng hệ thống trường TH School trở thành “một điểm chạm hạnh phúc”, nơi bừng nở niềm vui và lan tỏa yêu thương.
Sự xuất hiện của dòng sản phẩm Thức uống Sữa trái cây TH true JUICE milk MISTORI khiến các bé thêm phần hào hứng, tự tin khi lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mình.
Tập đoàn TH chính thức ra mắt bộ sản phẩm sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING hoàn toàn từ thiên nhiên, được ví như đồ uống “full topping” pha chế, với topping nha đam thật, mát lành, nâng tầm trải nghiệm ẩm thực của khách hàng.
Đứng trước thị trường đồ uống cực phong phú, GenZ đã có sẵn bộ tiêu chí riêng để có thể chọn lựa được sản phẩm vừa chất lượng, vừa mang dấu ấn của thế hệ.