Vì sao nước đá rất nguy hiểm?

Nguyễn Thị Đức
Nước đá là một "siêu phẩm" không thể thiếu trong mùa hè, nó giúp xua tan cái nắng nóng một cách thần tốc. Nhưng ít ai biết rằng nước đá lại là một "sát thủ giấu mặt" cực kỳ nguy hại.

1. Nguyên nhân số 1 dẫn đến viêm họng

Khi uống nước đá thì các tuyến dịch bên trong khoang miệng sẽ bị ngăn cản hoạt động, hạn chế tiết ra khiến cho họng bị khô rát. Càng nắng nóng bạn càng nạp thêm nước đá vào cơ thể thì sẽ càng dễ bị viêm họng, đau họng.

Nước đá rất nguy hại cho sức khoẻ: viêm họng, giảm sức đề kháng...

2. Kẻ thù đe doạ sự an nguy của răng

Nếu muốn có một hàm răng đẹp, bền thì bạn thật sự không nên uống nước đá. Bởi vì nó quá lạnh, sẽ làm hỏng men răng, gây nứt, sâu răng. Những bạn có thú vui nhai đá sẽ là nhóm người có nguy cơ cao bị mẻ răng, sứt răng, tụt lợi và dễ mắc bệnh nha chu rất khó điều trị dứt điểm. Điều đặc biệt cần lưu ý là răng có một mối liên hệ "cực kỳ khăng khít" với hệ thần kinh nên khi sự an toàn của răng bị đe doạ thì hệ thần kinh cũng rơi vào "vùng nguy hiểm".

3. Giảm sút sức đề kháng, miễn dịch

Khi đá tan thì vi khuẩn rất dễ tấn sinh sôi và lây lan. Trong khi đó cơ  thể phải giải phóng một lượng lớn năng lượng để hoá giải chất lạnh... Những yếu tố này sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn cơ hội khác tấn công, gây bệnh.

Những người răng yếu, người yếu bụng, mới đi nắng về không nên uống nước đá.

4. Không tốt cho hệ tuần hoàn và tiêu hoá

Mạch máu sẽ bị co lại khi nước đá được nạp vào cơ thể, việc lưu thông máu sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Hậu quả là các cơ quan khác không nhận đủ máu, đặc biệt là lớp niêm mạc ở dạ dày và ruột. Cuối cùng là bạn sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn...

Linh Nga

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao nước đá rất nguy hiểm? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.