“Time” có gì thú vị?

Bảo Bối
Trong sách Tiếng Anh lớp 6 (cuốn Explore English 6, bộ Cánh Diều), ở Unit 6, các em được học về "time"/taim/ với ý nghĩa là “thời gian”. Đây là một từ được dùng nhiều trong tiếng Anh. "Time" không chỉ đơn giản là nói về giờ, mà còn có nhiều cách dùng khác nhau liên quan đến thời gian. Cùng tìm hiểu những cách thú vị nhất nhé!

1. “Time” ở dạng động từ (verb)

Có hai nghĩa: 

* Sắp xếp thời gian (arrange):

If you time your departure carefully, you can avoid the traffic jam.

(Nếu bạn sắp xếp thời gian khởi hành cẩn thận, bạn có thể tránh được tắc đường).

* Bấm giờ, tính giờ (measure):

Can you time me to see how long it takes me to swim 100metres?

(Bạn có thể bấm giờ xem mình mất bao lâu để bơi hết 100 mét được không?).

2. “Time” ở dạng danh từ (noun)

Có 2 dạng là danh từ đếm được (countable noun) và không đếm được (uncountable noun). Chúng đều có nghĩa chính là "thời gian".

* Khi là danh từ không đếm được: “Time” chỉ thời gian ở dạng không đo lường chính xác được. Không dùng mạo từ (article) “a”:

This homework may take much time for me to finish.

(Bài tập về nhà này có thể mất nhiều thời gian để mình hoàn thành. Người nói không tính cụ thể được làm bài tập mất bao lâu mà chỉ chỉ áng chừng là nhiều thời gian).

Động từ đi cùng: waste time (lãng phí thời gian), save time (tiết kiệm thời gian), spend time on something hoặc doing something (dành thời gian cho việc gì)... Cấu trúc trên dễ bị nhầm thành "spend time to do something". Dùng động từ nguyên thể (to do) trong trường hợp này là không chính xác.

* Khi là danh từ đếm được: “Time” chỉ thời thời gian được xác định cụ thể:

8 o’clock would be a good time to meet.

(8 giờ là thời gian hợp lý để gặp nhau. Thời gian cụ thể là 8 giờ).

He phoned me at various times yesterday: 5 a.m,7 a.m and 9 a.m.

(Anh ấy gọi cho tôi vào rất nhiều quãng thời gian khác nhau trong ngày hôm qua: 5 giờ sáng, 7h sáng và 9 giờ sáng… Ở đây, thời gian cụ thể là 5 giờ, 7 giờ và 9 giờ).

* Danh từ “time” trong cụm “on time” và “in time”:

Trong giao tiếp, người bản xứ rất hay dùng“on time” (đúng thời gian dự định, không sớm không muộn) và “in time” (vừa kịp giờ - có thể là muộn giờ theo dự kiến, nhưng chung quy là vừa kịp giờ chót, không bị sao cả, không bị lỡ việc):

Mai wants the meeting to start on time.

(Mai muốn cuộc họp bắt đầu đúng giờ)

I nearly drove into the car in front, but I stopped just in time.

(Tôi suýt nữa đâm vào chiếc xe phía trước nhưng tôi đã phanh kịp).

“Time” có gì thú vị? - Ảnh 1
Cô giáo Dư Thị Huyền Trang

 

Sau đây là phần giải đáp câu hỏi gửi về Chuyên mục

1. Thưa cô, ở Unit 5 (trang 52, cuốn Explore English 6, bộ Cánh Diều), có 4 từ chỉ định lượng là: a glass of (một ly…), a slice of (một miếng, một lát….), a bar of (một thanh…) và a can of (một lon…). Em muốn biết thêm các từ chỉ định lượng vì em không biết khi ta dùng với nhiều danh từ khác như muối, đường hay giấy… thì sẽ nói như thế nào ạ?

(Nguyễn Lâm Anh, lớp 6A1, trường THCS Alpha School Hà Nội)

Trả lời:

Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho Chuyên mục. Cô sẽ giới thiệu thêm một số từ chỉ định lượng (quantifiers) phổ biến. Đây là cấu trúc cố định, đi riêng với các danh từ khác nhau, không có quy tắc chung để dùng với số đông các danh từ nên chúng ta cần học thuộc.

- a bunch of: một bó, một chùm: a bunch of grapes (một chùm nho), a bunch of flowers (một bó hoa).

- a loaf of: một ổ, chủ yếu là dùng với a loaf of bread (một ổ bánh mì).

- a pinch of: một nhúm: a pinch of salt (một nhúm muối), a pinch of pepper (một nhúm hạt tiêu).

- a bottle of: một chai, một lọ: a bottle of milk (một bình sữa), a bottle of beer (một chai bia).

- a piece of: một mảnh, một mẩu: a piece of paper (một mảnh giấy), a piece of chalk (một viên phấn).

- “a piece of cake”. Nghĩa đen của nó là “một miếng bánh”, nhưng nghĩa bóng lại là “dễ như bỡn”,“dễ như ăn bánh”, ý là làm một việc nào đó thật là dễ dàng.

2. Unit 5 (trang 50, cuốn Explore English 6, bộ Cánh Diều) có nói về “like” (thích) và “don’t like” (không thích). Em chỉ biết cách diễn đạt này nên khi viết hay bị lặp từ. Cô có thể chỉ cho em một số từ đồng nghĩa với chúng được không ạ?

(Lê Hồng Sơn, lớp 6A1, trường Vinschool Imperia Hải Phòng)

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi rất thú vị của em. Đúng rồi, khi dùng nhiều “like” hoặc “don’t like” thì việc diễn đạt của chúng ta có phần đơn điệu. Nếu các em sử dụng một số từ đồng nghĩa (synonyms) với chúng thì bài viết sẽ hay hơn đấy!

* Các từ, cụm từ đồng nghĩa với “like”:

- Enjoy (verb) tận hưởng, thích thú.

I enjoy reading book alone (Tôi thích đọc sách một mình).

- Love (verb) yêu thích.

An loves watching film after homework. (An thích xem phim sau khi làm bài tập về nhà).

- Cụm to be + fond of : ưa thích, yêu mến (chưa cần có hiểu biết nhiều, chỉ đơn giản là thích).

She is fond of listening to K-Pop music. (Cô ấy thích nghe nhạc K-Pop. Có thể cô ấy không hiểu gì về nhạc K-Pop nhưng vẫn thích)

- Cụm to be keen on: háo hức, mong chờ, thích (thể hiện sở thích, sự quan tâm, có hiểu biết về nó).

Peter is keen on playing chess. (Peter thích chơi cờ. Anh ấy biết chơi cờ. Đó là sở thích).

* Các từ, cụm từ đồng nghĩa với “don’t like”:

- Dislike (verb): không ưa, ghét:

I dislike eating grape. (Tôi không thích ăn nho).

- Hate (verb) ghét, không thích:

They hate speaking in public. (Họ không thích nói trước đám đông).

- Cụm to be + averse to: không thích, chống đối:

My daughter is averse to wearing black hat. (Con gái tôi ghét đội mũ màu đen).

- Cụm not to be into: không thích:

I am not into climbing mountain. (Tôi không thích leo núi).

Tiếng Anh còn rất nhiều cấu trúc câu hay. Hy vọng cô sẽ được chia sẻ nhiều hơn ở những kỳ sau! Chúc các em học vui! Enjoy learning!

Cô giáo Dư Thị Huyền Trang

(Tổ phó Tổ Ngôn ngữ Anh, trường Phổ thông liên cấp H.A.S (HANOI ADELAIDE SCHOOL), Hà Nội)

Bạn có câu hỏi thắc mắc về trang sách hay bài tập của mình, hãy gửi về hòm thư: trangsachcuaem@gmail.com để được các thầy cô giải đáp nhé!

Đón xem kỳ tới với những kiến thức thú vị từ môn Khoa học Tự nhiên.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết “Time” có gì thú vị? tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Chuỗi hoạt động giáo dục kỹ năng đầu năm học mới

Ngay những ngày đầu năm học mới, nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục học sinh về pháp luật ATGT, các kỹ năng phòng chống cháy nổ, thương tích, phòng chống đuối nước.

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.