Hiện tượng bỏng lưỡi xảy ra khi chúng ta ăn đồ quá cay hoặc quá nóng, khiến lớp niêm mạc miệng lưỡi bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây ra đau đớn và nhiều bất tiện trong ăn uống. Những triệu chứng rõ ràng nhất mà bạn có thể cảm nhận ngay lập tức là cảm giác bỏng rát trong miệng, lưỡi, môi và cảm giác khô miệng, khát nước.
Cũng giống như những vết bỏng ở vị trí khác trên cơ thể, lưỡi bị bỏng khi gặp phải nhiệt độ quá nóng.
Nếu như không được chăm sóc và theo dõi, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng và tệ hơn là các vấn đề nghiêm trọng như sâu răng, hôi miệng… Đó là lý do tại sao mà dù nặng hay nhẹ, tình trạng bỏng lưỡi cũng cần được chữa trị một cách nhanh chóng.
Trong trường hợp bị nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bị bỏng nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp truyền miệng hiệu quả, giá rẻ mà lại bằng nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm dưới đây. Những biện pháp này có thể mang lại hiệu quả tức thời.
1. Đá viên
Bạn có thể dùng đá viên chườm lên khu vực lưỡi bị bỏng để giảm cảm giác thiêu đốt khó chịu. Sau đó, hãy ngậm một ngụm nước mát để xoa dịu cơn đau một cách đáng kể. Lặp lại quy trình này trong suốt cả ngày để giảm bớt triệu chứng của bỏng lưỡi.
2. Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời sẽ làm giảm cảm giác nóng rát. Nó cũng ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương. Bạn chỉ cần lấy một chút mật ong bôi lên vùng lưỡi bị bỏng sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt.
3. Dầu hoa oải hương
Dầu hoa oải hương thường được coi là có hiệu quả cao trong việc giảm cảm giác đau và khó chịu của bỏng lưỡi. Tất cả những gì bạn cần làm là nhỏ vài giọt dầu oải hương lên lưỡi trước khi đi ngủ. Vào buổi sáng, hãy súc miệng lại bằng nước mát. Để dầu oải hương trên lưỡi qua đêm sẽ giúp giảm cơn đau và nóng rát.
4. Lô hội
Gel lô hội có thể làm dịu cơn đau và có tác dụng làm mát lưỡi. Bạn chỉ cần xoa gel lên khu vực bị ảnh hưởng và để nguyên trong 25 phút, trước khi súc miệng lại bằng nước mát. Lặp lại quy trình này vài lần trong ngày và bạn sẽ thấy sự biến chuyển rõ rệt.
Lưu ý: Nếu cơn nóng rát vẫn không giảm sau khi dùng các liệu pháp tự nhiên kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Theo Emdep.vn