4 sinh viên đạt giải cao cuộc thi an ninh mạng quốc tế

theo TNO
Vượt qua hàng loạt thử thách cam go tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế Cyber SEA Game 2024, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành giải nhì, góp phần đưa trình độ của sinh viên nước nhà tiến gần hơn với chuẩn quốc tế trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Đại diện Việt Nam tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế Cyber SEA Game 2024, là đội UIT.Wolf_Brigade, gồm 4 sinh viên năm 3, ngành an toàn thông tin, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, gồm: Lê Phú Đức, Lê Khắc Trung Nam, Lê Mậu Anh Phong và Nguyễn Hữu Dương.

Đội UIT.Wolf_Brigade, gồm Lê Phú Đức, Lê Khắc Trung Nam, Lê Mậu Anh Phong và Nguyễn Hữu Dương, xuất sắc đạt giải nhì tại cuộc thi
Đội UIT.Wolf_Brigade, gồm Lê Phú Đức, Lê Khắc Trung Nam, Lê Mậu Anh Phong và Nguyễn Hữu Dương, xuất sắc đạt giải nhì tại cuộc thi

Cuộc thi là hành trình nhiều thách thức

Đại diện UIT.Wolf_Brigade, Lê Phú Đức, chia sẻ rằng việc chuẩn bị cho cuộc thi an ninh mạng quốc tế Cyber SEA Game 2024, là cả một hành trình dài và đầy thử thách của cả đội. Để sẵn sàng cho sân chơi quốc tế, các thành viên không chỉ tích lũy kinh nghiệm qua những cuộc thi nhỏ trong nước mà còn không ngừng mở rộng kiến thức về lĩnh vực chuyên môn và các mảng phụ liên quan. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này đã giúp các thành viên trong đội tự tin bước vào cuộc thi với sự chủ động và sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, nhằm đạt thành tích cao nhất cho Việt Nam.

Đại diện đội nhận giải tại cuộc thi
Đại diện đội nhận giải tại cuộc thi

Cuộc thi Cyber SEA Game 2024 diễn ra trong hai ngày, với các thử thách bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong an ninh mạng. Chia sẻ về trải nghiệm căng thẳng này, Lê Mậu Anh Phong, cho biết các thành viên đã phải làm việc liên tục đến mức bỏ cả bữa trưa, thậm chí làm việc kéo dài đến tận sáng hôm sau để hoàn thành các nhiệm vụ cuộc thi đưa ra.

Thử thách lớn nhất của đội chính là áp lực thời gian cũng như sự phức tạp trong bài thi, đặc biệt là các phần liên quan đến pháp chứng kỹ thuật số và điều tra mạng. Đây là những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ và khả năng phân tích sâu sắc, khiến các thành viên tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành. Để vượt qua thử thách, chúng tôi đã phân công nhiệm vụ theo chuyên môn của từng thành viên, nhờ vậy các bạn có thể tập trung vào mảng mà mình mạnh nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng liên tục trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.

Thạc sĩ Nghi Hoàng Khoa, nghiên cứu viên Phòng An toàn thông tin, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, người trực tiếp hướng dẫn cho các thành viên, chia sẻ rằng quá trình huấn luyện cho đội tuyển được xây dựng bài bản và dài hạn. Ngay từ khi các thành viên mới vào trường, thầy cô đã định hướng và lên kế hoạch phát triển kỹ năng cho các bạn.

Đôi UIT. Wolf. Brigade tại cuộc thi Cyber SEA Game 2024
Đôi UIT. Wolf. Brigade tại cuộc thi Cyber SEA Game 2024

Lộ trình huấn luyện được chia thành 3 giai đoạn rõ ràng. Đầu tiên, đội tập trung vào việc củng cố kiến thức nền tảng về các lĩnh vực thiết yếu trong an ninh mạng như: khai thác các lỗ hổng web, phần mềm, dịch ngược phần mềm, mật mã học và điều tra số… Sau khi đã nắm vững lý thuyết, các thành viên bắt đầu tham gia cuộc thi CTF trực tuyến, để vừa thử sức, vừa học hỏi từ những bài thi đa dạng và phức tạp. Ở giai đoạn cuối cùng, các cuộc thi giả lập nội bộ cùng những thành viên CLB an toàn thông tin Wanna.W1n – UIT InSecLab đã giúp đội rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phân chia nhiệm vụ và quản lý thời gian. Lộ trình này không chỉ giúp các thành viên phát triển chuyên môn mà còn nâng cao khả năng phối hợp hiệu quả trong môi trường cạnh tranh đầy áp lực của những cuộc thi quốc tế.

Mở ra nhiều cơ hội cho các thành viên trong nhóm đoạt giải

Kết thúc cuộc thi với giải nhì, các thành viên của đội bày tỏ niềm tự hào khi được vinh dự cầm quốc kỳ Việt Nam trên bục nhận giải. "Khoảnh khắc này rất ý nghĩa và tự hào với các thành viên của nhóm. Đây không chỉ thấy thành quả của đội mà còn là niềm tự hào dân tộc. Hy vọng rằng các bạn trẻ khác trong tương lai sẽ tiếp tục mang về những giải thưởng cao hơn nữa, chứng minh rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tỏa sáng trên đấu trường quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng", Lê Khắc Trung Nam chia sẻ.

Tập thể các đội tham gia cuộc thi Cyber SEA Game 2024
Tập thể các đội tham gia cuộc thi Cyber SEA Game 2024

Không chỉ mang lại vinh quang, cuộc thi Cyber SEA Game 2024, còn mở ra nhiều cơ hội quý giá cho các sinh viên tham gia. Thông qua những thử thách thực tế, các thành viên đã cải thiện kỹ năng chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực an ninh mạng. "Sau cuộc thi, mình đã nhận được lời mời làm việc từ một công ty an ninh mạng. Điều này không chỉ giúp tôi có thêm kinh nghiệm thực tế mà còn mở ra hướng đi mới trong sự nghiệp", Lê Khắc Trung Nam chia sẻ.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết 4 sinh viên đạt giải cao cuộc thi an ninh mạng quốc tế tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Gặp gỡ "Thần đồng tin học"

Thí sinh nhỏ tuổi nhất tại chung kết Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 30 là bạn Lê Đức Minh (lớp 4C, trường Tiểu học Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội). Với bài dự thi phát triển phần mềm “Học bảng chữ cái tiếng Việt mở rộng”, Đức Minh đã xuất sắc giành được giải Nhì tại bảng thi D1.

Nguyễn Khánh Vân và hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu chất vấn nổi bật

Nguyễn Khánh Vân, cô bạn lớp 9A12, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đã thu hút sự chú ý tại Phiên họp giả định "Quốc hội Trẻ em" lần II năm 2024. Không chỉ ghi dấu ấn bởi thành tích học tập xuất sắc, Khánh Vân còn khiến mọi người ấn tượng với vai trò đại biểu chất vấn, góp phần truyền tải những thông điệp ý nghĩa về các vấn đề xã hội cấp thiết.