5 thói quen khi ngủ tố cáo bạn bị bệnh

Nguyễn Thị Đức
Trong lúc bạn chìm vào giấc ngủ thì cơ thể sẽ tranh thủ phát ra những tín hiệu thường bị nhầm lẫn là những thói quen để mách với chủ nhân những căn bệnh đang tiềm ẩn.

Có thể ngủ hơn 12 tiếng liên tục

Ngủ li bì quá 12 tiếng không phải dấu hiệu của việc thiếu ngủ hay mệt nhọc. Với lượng ngủ dài như vậy, cơ thể bạn đang có thể bị nhiễm trùng hoặc có vấn đề ở tuyến giáp.

Suy giáp là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi và nó thường bị xem nhẹ, coi như hệ quả của quá trình lão hóa, kéo theo tình trạng mệt mỏi rã rời và sự suy yếu nhanh chóng của các cơ quan. Dù thế, rất nhiều người trẻ cũng đang đối mặt với căn bệnh này, bắt đầu từ việc ngủ những giấc ngủ dài trên 10 tiếng.

Luôn thức dậy vào một giờ nhất định

Nghe thì có vẻ tốt, nhưng thói quen này có thể là biểu hiện của việc rối loạn sinh học khi cơ thể tự động dậy vào một giờ nhất định trong buổi sáng – mặc kệ việc bạn thức khuya đến đâu. Việc này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ, mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, thần kinh trong suốt ngày hôm đó.

Cách tốt nhất để đưa cơ thể về khuôn khổ là hãy dành ra một ngày để "tập ngủ": Bạn hãy đi ngủ sớm, tắt đèn thật tối và đốt tinh dầu giúp có một giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.

Phải có âm thanh hoặc TV mới ngủ được

Bạn có thói quen nghe nhạc trong khi ngủ không? Hoặc xem một bộ phim trước khi ngủ? Điều này đang gây ra stress cho cơ thể bạn, khiến nó không thể ngủ mà thiếu đi các tác động âm thanh. Muốn loại bỏ thói quen xấu này, hãy dừng việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ - bao gồm cả điện thoại. Ngủ trong phòng thật tối và không có âm thanh, sau vài ngày bạn sẽ thấy kết quả: Bạn ngủ dễ hơn, giấc ngủ sâu hơn, sáng ra đỡ mệt mỏi và đau đầu hơn.

Đạp chăn, lăn lộn khi ngủ

Tướng ngủ rất "hỗn" này thật ra là dấu hiệu của việc tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cơ thể không kiểm soát được các cơ bắp. Bạn cần thư giãn trước khi ngủ để điều tiết hoạt động của tuyến giáp. Tránh lao động nặng hoặc xem phim, giải trí quá mức trước khi đi ngủ. Một tâm trí ổn định về mặt cảm xúc sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Thức dậy giữa đêm và không ngủ lại được nữa

Đây lại là hội chứng của các bắp chân!

Nghe bất ngờ nhưng các bắp chân đôi khi gặp phải tình trạng căng quá mức, không chịu nghỉ ngơi, khiến nó "thúc giục" cơ thể tỉnh dậy vào giữa đêm. Thông thường bạn chỉ cần thư giãn và tránh vận động mạnh trước khi ngủ, nhưng hãy cẩn thận nếu tình trạng này vẫn kéo dài dù đã tìm đủ cách khắc phục – vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh tim, thậm chí là một cơn đau tim gần kề. Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng bạn nhé!

Theo Trí thức trẻ

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 thói quen khi ngủ tố cáo bạn bị bệnh tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.