9 cơ chế tự bảo vệ cơ thể có thể bạn chưa biết

Nguyễn Nhật Linh
Những hành động bình thường như ngáp, hắt xì hay khóc,... lại mang những thông điệp rất quan trọng đối với cơ thể.

Chúng ta chẳng bao giờ hiểu hết được cơ thể mình vì nó tập hợp những cơ chế sinh học và các chu kỳ hết sức phức tạp. Cơ thể con người cũng tự tạo nên một cơ chế bảo vệ mình như một bức tường thành vững chắc. Cơ chế này bảo vệ chúng ta khỏi bất kì tác động nào của môi trường xung quanh có thể gây hại cho chúng ta trong suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.

Dưới đây là 9 cơ chế bảo vệ của cơ thể mà thậm chí bạn còn không nhận ra:

1. Ngáp

Ngáp một cái có thể giúp cho não bộ thư giãn sau khi làm việc quá tải.

2. Hắt xì hơi

Thông thường, chúng ta hắt xì khi mũi hít phải quá nhiều vi khuẩn, mùi lạ hay bụi bặm. Hắt xì là một cách để cơ thể bài trừ những chất bẩn ấy.

3. Vươn vai

Chúng ta thường vươn vai theo bản năng để cơ thể chuẩn bị cho một ngày dài hoạt động. Cùng với đó, vươn vai giúp các cơ bắp khởi động, phục hồi khả năng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.

4. Nấc cục

Khi chúng ta ăn quá nhanh, nuốt miếng to hoặc chỉ đơn giản là ăn quá nhiều, các dây thần kinh đường ruột bị kích thích. Những dây thần kinh này dẫn đến dạ dày và cơ hoành. Chính vì thế mà chúng ta bị nấc.

5. Giật mình

Bạn sẽ nghĩ ngay đến cảm giác kì lạ khi bạn nằm xuống và ngủ thiếp đi, sau đó bạn cảm thấy cơ thể mình trôi dạt đi và rồi giật mình tỉnh lại. Vào lúc đó, các cơ của bạn co lại một cách gấp rút, và dường như bạn bật dậy ngay lập tức.

Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bạn đang chìm vào giấc ngủ, tần số thở giảm xuống, cùng lúc đó tim cũng đập chậm lại và mọi cơ đều giãn ra. Thật kì diệu, não bạn nhận biết được đó là những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, vì thế não bộ đã cứu mạng bạn bằng cách làm bạn giật mình.

6. Những vết nhăn trên ngón tay

Những vết nhăn trên bàn tay bạn có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bạn tiếp xúc quá lâu với không khí ẩm ướt, cơ thể sẽ nhận biết lúc đó môi trường rất trơn trượt. Do vậy, làn da bạn lập tức nhăn lại như vậy để tăng cường độ bám vào bề mặt.

7. Mất trí nhớ

Mất trí nhớ thường xảy ra sau khi chúng ta phải trải qua một quãng thời gian tồi tệ. Não bộ sẽ tự động loại bỏ những khoảnh khắc tồi tệ nhất ra khỏi bộ nhớ.

8. Nổi da gà

Nổi da gà giúp nhiệt lượng cơ thể bị mất qua lỗ chân lông giảm xuống, nhờ đó mà con người có thể làm ấm mình nhanh hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

9. Khóc

Ngoài việc bảo vệ cho các màng nhầy của mắt khỏi các đối tượng bên ngoài, nước mắt như một công cụ “bảo vệ cảm xúc”. Các nhà khoa học cho rằng, trong những tình huống căng thẳng, cơ thể tự động tạo ra một nguồn khác để đánh lạc hướng con người ta, để họ quên đi nỗi đau về tinh thần mà mình đang gặp phải.

Trên đây là một vài lý do vì sao chúng ta cần phải biết ơn các cơ chế bảo vệ chúng ta mỗi ngày. Vì thế, cứ thư giãn thôi, mọi thứ cứ để cơ thể của mình lo.

Theo phunuonline.com

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 9 cơ chế tự bảo vệ cơ thể có thể bạn chưa biết tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.