Chất lượng không khí Hà Nội sáng nay (30/12) ở mức nguy hiểm

PV
Theo thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, sáng ngày 30/12, kết quả quan trắc tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu.

Theo ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir, Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng nay 30/12/2025. Với chỉ số 240 AQI, chất lượng không khí kém ở Hà Nội đã vượt qua cả thành phố Bagdad của Iraq và Dhaka của Bangladesh.

Sáng 30/12, Hà Nội có chất lượng không khí xấu nhất thế giới, chạm ngưỡng tím gây hại sức khỏe - Ảnh 1
Chỉ số AQI đo chất lượng không khí tại Hà Nội sáng ngày 30/12. Theo: IQAir.

Trong thang điểm chất lượng không khí thì chỉ số 240 AQI tại nhiều điểm trên thành phố Hà Nội sáng 30/12 đã ở ngưỡng màu tím gây hại cho sức khỏe cộng đồng, xếp thứ ⅚. Điển hình là phải kể tới các khu vực như Quảng Bá 267 AQI, Hồ Tây 292 AQI, Vinhome riverside 258 AQI, Cừ Khôi, Long Biên 253 AQI, Quảng Bá 267 AQI, Ciputra (Tây Hồ) 257 AQI, Hoàng Quốc Việt 251 AQI… Ngoài IQAir thì ứng dụng đo chất lượng không khí Pam Air cũng ghi nhận nhiều khu vực đạt ngưỡng tím như Đông Anh 269 AQI, Chùa Láng, Đống Đa 251 AQI, Đội Cấn, Ba Đình 285 AQI, Phú Đông, Ba Vì 242 AQI…

Vượt qua ngưỡng tím là ngưỡng đâu đặc biệt nguy hiểm đạt mức độ 6/6. Tại Hà Nội có khu vực Quảng Khánh, Tây Hồ đạt ngưỡng nâu với chỉ số AQI AQI.  Ngưỡng tím và nâu sẽ duy trì đến khoảng 17h cùng ngày. Từ 17h trở đi, chỉ số chất lượng không khí sẽ giảm về ngưỡng đỏ. Tuy nhiên, ngưỡng đỏ cũng được xếp vào chất lượng không khí xấu.

Sáng 30/12, Hà Nội có chất lượng không khí xấu nhất thế giới, chạm ngưỡng tím gây hại sức khỏe - Ảnh 2
Hà Nội bao trùm trong lớp không khí đặc quánh bụi mịn.

Nghiên cứu kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5. Trong đó, giao thông, khí thải từ nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong và lân cận thành phố cũng như các công trình xây dựng…. chính là nguồn phát thải chủ yếu. Giao thông, bụi đường chiếm tới 58 - 74% nồng độ bụi mịn của thành phố. Tiếp đến là công nghiệp chiếm 14 - 23%; nông nghiệp chiếm 3,4 - 18,9%; còn lại hoạt động dân sinh và đốt rác chỉ đóng góp một phần nhỏ.

Từ lâu, y học đã chứng minh bụi mịn là “sát thủ vô hình” gây ra các vấn đề về sức khỏe cho con người như bệnh đường hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, tim mạch, đột quỵ và nặng hơn là ung thư. Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí còn gây ra các bệnh gây tổn thương da, mắt, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.

Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội đã tăng cường tần suất rửa đường, đồng thời đề xuất áp dụng giải pháp “pháo xa sương mù” nhằm làm giảm ô nhiễm do bụi mịn gây ra một cách hiệu quả. Trong điều kiện chất lượng không khí xấu như hôm nay, Cục Quản lý Môi trường Y tế khuyến cáo người dân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tránh tập thể dục ngoài trời hoặc nếu bắt buộc phải ra đường thì nên đeo khẩu trang, đóng cửa sổ, cửa ra vào để tránh không khí ô nhiễm bên ngoài.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Chất lượng không khí Hà Nội sáng nay (30/12) ở mức nguy hiểm tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Tọa đàm “Dậy thì sớm, vai trò của cha mẹ”

Nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề dậy thì sớm và vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ vị thành niên, tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe giới tính - Dậy thì và dậy thì sớm, vai trò của cha mẹ” đã được tổ chức tại báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, số 5, Hòa Mã, TP. Hà Nội.

Lần đầu tiết lộ “gien tối” ẩn trong DNA con người

Các nhà khoa học vừa khám phá hàng chục ngàn "gien tối" trong bộ gen người – những đoạn DNA bí ẩn chưa từng được biết đến. Những gien này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về sức khỏe con người.