Điều gì xảy ra khi bạn thở bằng miệng?

Nguyễn Như Quỳnh
Thở bằng miệng khiến miệng rất khô tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng, gây sâu răng.

Mỗi sáng thức dậy nếu bạn có cảm giác khô miệng, rất có thể bạn đã thở bằng miệng.

Một điều dễ nhận thấy là thở bằng miệng sẽ đi kèm với hàng loạt các triệu chứng khó chịu.

1. Gây sâu răng/cao răng

Trong điều kiện bình thường, nước bọt liên tục rửa trôi vi khuẩn từ miệng. Nếu miệng khô khốc thì vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào răng của bạn hơn.

2. Giấc ngủ không sâu

Thở bằng miệng cũng có thể gây khó ngủ, khiến chúng ta bị đánh thức trong đêm vì không nhận đủ oxy. Teen thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng chú ý và tập trung ở trường.

3. Dị tật xương vĩnh viễn

Ở trẻ em, thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến dị tật xương vĩnh viễn. Đó là bởi vì nó thúc đẩy sự phát triển của hàm trên, chứ không phải là hàm dưới.

4. Cách khắc phục tình trạng thở bằng miệng

Quan trọng nhất là bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu nguyên nhân là do tổn thương amidan, tốt nhất bạn nên loại bỏ chúng.

Nếu đó là do cấu trúc hàm, tốt nhất pama nên điều chỉnh hàm cho con càng sớm càng tốt để khắc phục tình trạng này.

Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong khi ngủ có thể giúp giảm bớt khô miệng nhé.

QQsan

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Điều gì xảy ra khi bạn thở bằng miệng? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.