Lở miệng, nhiệt miệng luôn gây đau bởi lớp mô bảo vệ đã bị phá vỡ, và rất nhiều dây thần kinh ở vết lở sẽ tiếp xúc với thức ăn, đồ uống, nước bọt. Lở miệng thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Có những người không chịu được đau thì sẽ nhờ tới bác sĩ, yêu cầu hướng dẫn dùng thuốc giảm viêm loét.
Ngoài ra, còn một số cách thông thường mà bạn có thể thử làm tại nhà. Bạn hãy đặt một túi trà ướt lên vết lở trong 5 phút, để trung hòa a xít và giúp giảm viêm. Hoặc bạn có thể cho ít phèn chua lên vết lở trong 1 phút để làm khô vết lở và nhờ đó giảm kích ứng. Súc miệng bằng nước muối loãng cũng có thể làm giảm sự đau rát.
Trong quá trình bị lở miệng, bạn nên lưu ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tránh đồ cay. Bạn cũng có thể thử nhai vài lá húng quế kèm ít nước khoảng 3 - 4 lần/ngày, có thể giúp ngăn tái phát vết lở miệng.
Hướng dẫn cách phòng tránh nhiệt miệng, lở miệng
Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nực. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
Không ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Người bị nhiệt miệng, lở miệng không nên ăn gì?
Nên tránh những thực phẩm cay nóng: Bị lở miệng nên tránh các loại gia vị cay nóng như tỏi ớt, tiêu, các loại nước mắm… và một số đồ ăn mang tính chất nóng như thịt chó, thịt gà…. sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
Hạn chế những thứ có nhiều gia vị, axit như trái cây họ cam, quýt…. hay những đồ ăn quá cứng, giòn.
Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đây là điều rất quan trọng bởi vì vi khuẩn trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lở miệng. Vì thế việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng đúng cách, súc miệng nước muối ấm thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trên răng.
Nên tránh những tình huống gây stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết giộp khó chịu mà còn suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
Minh Phương (tổng hợp)