Làm sao để phân biệt đau đầu do nhiễm COVID-19 với đau đầu thông thường?

Minh Hồng
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là đau đầu. Đau đầu do COVID-19 khác gì so với đau đầu thông thường? Chúng mình hãy tìm hiểu xem nhé!

Khi tình hình dịch bệnh trong nước đang có những diễn biến khó lường, tuân thủ 5K và trang bị kiến thức để bảo vệ mình là ưu tiên hàng đầu. Một trong những kiến thức bạn cần biết là những dấu hiệu khi nhiễm COVID-19.

Trong đó, đau đầu được coi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Nhiều bệnh nhân COVID-19 mô tả những cơn đau đầu bất thường, dữ dội, đôi khi chỉ ở một bên đầu và gây cản trở hoạt động. Tuy nhiên, đau đầu cũng hay xuất hiện khi lây nhiễm bệnh khác do virus, cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, hay đơn giản là do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Vậy làm sao để phân biệt 2 loại đau đầu này? Dưới đây là cách nhận biết:

Cơn đau đầu kéo dài hơn 72 tiếng

Cơn đau đầu kéo dài hơn 72 giờ là một dấu hiệu của COVID-19. Sở dĩ như vậy là vì đau đầu sinh ra bởi các yếu tố gây bệnh khác rất hiếm khi kéo dài như trên, hoặc sẽ bắt đầu giảm dần trong 2-3 ngày.

Một số bệnh nhân COVID-19 cũng có thể bị đau đầu căng thẳng, nguyên nhân bởi các cơn ho, sốt hoặc ớn lạnh dữ dội. Các bệnh nhân cho biết rằng, 72 giờ là khoảng thời gian kéo dài tối thiểu của cơn đau đầu họ gặp phải.

Làm sao để phân biệt đau đầu do nhiễm COVID-19 với đau đầu thông thường? - Ảnh 2

Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến dạ dày, ruột và chuột rút

Các cơn đau đầu thông thường hiếm khi làm rối loạn cân bằng đường ruột. Thế nhưng trong trường hợp nhiễm COVID-19, đau đầu, thường được coi là dấu hiệu của chứng viêm dây thần kinh, có thể làm suy giảm các giác quan, như mất khứu giác và vị giác). Đồng thời, những cơn đau này cũng kéo theo những chuyển biến tiêu cực ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như chuột rút, buồn nôn, mệt mỏi, kiệt sức và chán ăn.

Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng giữa biểu hiện tiêu cực ở đường tiêu hóa và cơn đau đầu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chúng là một biến chứng phổ biến mà bệnh nhân COVID-19 trải qua. Do đó, hãy báo cơ sở y tế ngay khi bạn ghi nhận những triệu chứng như trên.

Làm sao để phân biệt đau đầu do nhiễm COVID-19 với đau đầu thông thường? - Ảnh 3

Dùng thuốc giảm đau không có tác dụng đáng kể

Khi đau đầu thông thường, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc uống thuốc không theo đơn hay thuốc giảm đau đều không giúp tình trạng đau đầu thuyên giảm. Do đó, đây rất có thể là dấu hiệu lây nhiễm COVID-19, đặc biệt là cơ thể không có các triệu chứng điển hình khác.

Làm sao để phân biệt đau đầu do nhiễm COVID-19 với đau đầu thông thường? - Ảnh 1

Đầu đau nhói liên tục

Cảm giác đau nhói và như bị đập mạnh trong đầu là dấu hiệu của COVID-19. Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân COVID-19 có thể bị đau đầu dạng nặng, rất khó tập trung làm việc và dễ bị chóng mặt. Đau và nhức đầu dữ dội cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của việc virus bắt đầu tấn công vào các cơ quan quan trọng, bao gồm cả hệ thần kinh.

Tuy nhiều người cho rằng những cơn đau họ trải qua khá giống với đau nửa đầu, nhiều người cũng chia sẻ rằng đau đầu do COVID-19 có thể tập trung ở một vùng riêng biệt và bất thường. Một số người cho biết rằng cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi họ cúi xuống thấp.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm sao để phân biệt đau đầu do nhiễm COVID-19 với đau đầu thông thường? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.