Lý giải 9 phản ứng của cơ thể mà bạn không thể kiểm soát

Nguyễn Như Quỳnh
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao không thể kiềm chế được cơn ngáp, hắt xì, nấc, nổi da gà hay chảy nước miếng chưa?

1. Ngáp

Nghiên cứu mới cho thấy ngáp không phải vì bạn mệt hỏi hay buồn ngủ mà là cách giúp bộ não mát mẻ.

Một cái ngáp dài hoạt động như bộ điều hòa không khí cá nhân cho não bộ. Điều này giúp bạn tỉnh táo và cảnh giác hơn trong các tình huống căng thẳng.

2. Hắt xì

Đây là cách cơ thể làm sạch đường mũi, loại bỏ những thứ độc hại như vi trùng, các chất kích thích.

Khi bạn hít phải các vật gây kích thích niêm mạc của mũi, dây thần kinh gửi tín hiệu đến não bộ. Lúc này não bộ gửi lại tín hiệu khiến các cơ co lại từ thực quản tới cơ vòng. Vì vậy, thay vì thoát ra từ miệng, nhiều không khí thông lên mũi, loại bỏ các hạt bụi, gây hắt xì.

3. Nấc

Khi chúng ta ăn nhanh, nuốt miếng thức ăn lớn, hay ăn nhiều, cơ hoành có thể bị kích thích, không khí bị mắc kẹt trong cổ họng, gây ra cơn nấc.

4. Giật mình khi ngủ

Đây là cảm giác kỳ lạ khi bạn đi ngủ, cơ thể bị rung chuyển khoảng một giây như điện giật.

Lí giải điều này, do tất cả các cơ bắp co thắt mạnh khiến bạn đột ngột tỉnh giấc. Hiện tượng này do khi bạn bắt đầu chìm vào giấc ngủ, tần số thở nhanh chóng giảm xuống, trong khi cảm xúc và cơ bắp được thư giãn. Tuy nhiên, những điều này lại khiến bộ não tưởng như dấu hiệu của cái chết. Nó sẽ báo với cơ thể bằng cách khiến bạn choáng váng, giật mình.

5. Da nhăn nheo

Sau khi tắm hoặc bơi, ngón tay và ngón chân trở nên nhăn nheo.

Các nhà khoa học tin rằng điều đó là do cơ thể đột ngột gia tăng độ ẩm khiến nó hiểu lầm rằng môi trường có thể bị trơn trượt. Vì vậy, da tay ngay lập tức bắt đầu nhăn nheo để cầm nắm hoặc bám dễ dàng hơn

6. Nổi da gà

Chức năng chính của nổi da gà là giảm lượng nhiệt của cơ thể bị mất thông qua các lỗ chân lông, giúp làm ấm cơ thể trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Ngoài ra, hiện tượng này xuất hiện khi bạn đang sợ hãi, hoặc ngay cả khi đang nghe một bản nhạc đặc biệt hay một bài hát kinh dị, thậm chí da gà cũng bị nổi khi nghe tiếng ken két của vật nào đó ma sát với nhau.  

7. Khóc

Về cơ bản, khóc là cách giữ cho mắt ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, khóc cũng là công cụ "bảo vệ tình cảm" do cảm xúc mang lại.

8. Chảy nước miếng

Hiện tượng này xảy ra để bôi trơn miệng, giúp tiêu hoá thức ăn, bảo vệ miệng và răng.

Nghĩ đến hoặc nhìn thấy một số thực phẩm ngon, nước miếng cũng có khả năng chảy ra. Miệng chảy nước cũng là cách báo hiệu cơn đói bụng đang ập đến và bạn cần phải giải quyết.

9. Đỏ mặt

Khi rơi vào tình huống lúng túng, xấu hổ, bạn cảm nhận nhiệt độ cơ thể tăng cao, đặc biệt trên khuôn mặt.

Thật ra, đó chính lúc cơ thể tăng lượng adrenaline, khiến nhịp tim tăng và mạch máu giãn ra. Theo các nhà khoa học, đỏ mặt là hiện tượng kết hợp giữa một phản ứng vật lý với hành vi xã hội. Khi xấu hổ hoặc sợ sệt, huyết áp, nhịp tim, tốc độ lưu thông máu tăng. Các mạch máu nhỏ ở mặt giãn ra, tăng lưu lượng máu gây đỏ mặt và tai. 

QQsan(dịch)

Nguồn: Brightside

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lý giải 9 phản ứng của cơ thể mà bạn không thể kiểm soát tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.