Đầu tiên phải nhắc đến trong danh sách này đó là các sản phẩm được làm từ nguồn gốc sữa chưa tiệt trùng. Các protein casein trong sữa chưa tiệt trùng cũng có thể gây bệnh chàm hoặc khiến chúng trở nên trầm trọng hơn ở những người nhạy cảm với sữa.
Những loại quả có tính axit cũng khong phải là người bạn tốt của những ai bị chàm. Nếu da của bạn đã bị bệnh, các loại thực phẩm có tính axit như cam, quýt, dứa, dâu tây và cà chua có thể gây ra bệnh chàm bùng phát, khó kiểm soát.
Các sản phẩm làm từ đậu tương cũng nên nằm trong danh sách loại trừ. Những protein, đạm có trong đậu sẽ dễ gây ra các dị ứng, mẩn ngứa không tốt cho làn da của bạn.
Lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch chứa gluten và có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm nên hãy hạn chế ăn hoặc kiêng không ăn chúng. Thay vào đó bạn có thể ăn quinoa (chung họ với rau bina và củ cải đường), kiều mạch, kê và lúa gạo.
Những dưỡng chất có trong lòng trắng và lòng đỏ trứng dất dễ gây ra kích ứng, dị ứng với những người bị bệnh chàm. Thậm chí nó có thể khiến vệt chàm lan nhanh hơn, nên dù thích món trứng đến đâu thì bạn cũng nên kiềm chế lại.
Phụ gia thực phẩm và chất bảo quản trong thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm. Đừng hàng đầu trong số các phụ gia mà người bị chàm cần loại bỏ khỏi thực đơn của mình chính là mì chính (bột ngọt).
Ngọc Thúy
Nguồn Thehealthsite