Nơi gieo mầm hạnh phúc

Chăm học
Thầy trò trường TH Lê Đình Chinh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã lên kế hoạch và đi vào thực hiện mục tiêu “Gieo mầm hạnh phúc” để mong tạo nên những con người hạnh phúc, có đạo đức, có tài năng và có trách nhiệm với xã hội.

Với mục tiêu xây dựng một trường học hạnh phúc, là nơi học sinh được yêu thương, tôn trọng, khuyến khích; là nơi giáo viên được tạo điều kiện để sáng tạo, nâng cao năng lực và gắn kết; là nơi phụ huynh được hợp tác, tin tưởng và hỗ trợ; ngay từ đầu năm học, thầy trò trường TH Lê Đình Chinh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã lên kế hoạch và đi vào thực hiện mục tiêu “Gieo mầm hạnh phúc” để mong tạo nên những con người hạnh phúc, có đạo đức, có tài năng và có trách nhiệm với xã hội.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt
Hiệu trưởng nhà trường
hạnh phúc bên các
học trò thân yêu.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt Hiệu trưởng nhà trường hạnh phúc bên các học trò thân yêu.
Cô Nguyễn Thị Hải Vân
Giáo viên, Tổng phụ trách Đội
cùng các bạn Đội viên.
Cô Nguyễn Thị Hải Vân Giáo viên, Tổng phụ trách Đội cùng các bạn Đội viên.

Cô giáo Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Gieo mầm hạnh phúc là cả một hành trình, không dễ dàng có kết quả ngay và phải được thực hiện bằng nhiều giải pháp. Đầu tiên, hiệu trưởng chính là nhân tố cần thay đổi nhất. Bởi hiệu trưởng là người gieo mầm và nuôi dưỡng cảm xúc hạnh phúc cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và học sinh. Từ đó, mỗi cán bộ, nhân viên, giáo viên và học sinh của trường sẽ tự lan tỏa cảm xúc hạnh phúc ấy tới học sinh và phụ huynh. Thứ hai, thay đổi cảnh quan nhà trường, tạo nên một không gian thân thiện, bình yên. Thứ ba, tổ chức các hoạt động tạo nên “cú hích” xây dựng một môi trường giáo dục không khoảng cách, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thứ tư, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường tổ chức các chuyên đề về quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo để duy trì bầu không khí học tập và làm việc thân thiện, chan hòa, chuẩn mực, hiệu quả.

Để thực hiện được mục tiêu này, cô và trò trường TH Lê Đình Chinh đã tổ chức và tham gia vào rất nhiều các hoạt động bổ ích như: Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội Giao lưu an toàn giao thông, Ứng dụng mô hình giáo dục STEM xếp hình bản đồ Việt Nam chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam… Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ: Em yêu lịch sử Đảng bộ Hải Châu, Em yêu Tiếng Việt, CLB Tiếng Anh… Thông qua những hoạt động này, mỗi học sinh, mỗi giáo viên đều được gieo mầm hạnh phúc thông qua những tiếng cười, niềm vui một cách vô cùng tự nhiên.

Cô giáo Nguyễn Thị Hải Vân – Giáo viên, Tổng phụ trách Đội trường TH Lê Đình Chinh thổ lộ: Tại “ngôi nhà thứ hai” của TH Lê Đình Chinh thì cô Hiệu trưởng Huỳnh Thị Thu Nguyệt giống như một người mẹ - người luôn truyền đi cảm hứng tích cực, là người tiên phong lan tỏa cảm xúc hạnh phúc đến các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh nhà trường.

Bây giờ, chúng mình hãy cùng các bạn nhỏ TH Lê Đình Chinh “gieo mầm hạnh phúc” thông qua những hoạt động sôi nổi diễn ra trong thời gian qua nhé!

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá, số 15 năm 2024. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nơi gieo mầm hạnh phúc tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.