Sĩ tử khối C chú ý lưu ngay “bí kíp” ôn tập này nếu không muốn đi thi đi thi hối hận

Thu Trà
Khác với các môn thuộc khối A đầy bài tập lắt léo và công thức phức tạp thì các môn khối C (Văn – Sử – Địa) lại nặng về lý thuyết. Vậy bạn có muốn biết bí kíp để ôn thi đại học khối C hiệu quả? Tất cả sẽ được bật mí dưới đây.

Môn Ngữ văn

Đề thi Ngữ Văn qua các năm nhìn chung không có sự thay đổi, bao gồm phần đọc hiểu và phần làm văn. Dù không khuyến khích việc học tủ, học vẹt nhưng chúng ta vẫn cần xác định những chủ đề trọng tâm, tránh ôn bài quá lan man.

Về đề tài, đề thi thường xoay quanh việc phân tích một đoạn văn, đoạn thơ, các trích dẫn trong chương trình Ngữ văn lớp 12, hoặc đó có thể là những sự kiện xã hội nổi bật trong năm. Do đó, ngoài việc ôn kiến thức trong sách vở, học sinh cũng cần nắm bắt những thông tin thời sự nổi bật qua báo mạng và những phương tiện truyền thông khác hằng ngày.

Sĩ tử khối C chú ý lưu ngay “bí kíp” ôn tập này nếu không muốn đi thi đi thi hối hận - Ảnh 2
Ngoài chuẩn bị kiến thức chúng ta cũng cần chuẩn bị 1 tâm hồn đẹp các bạn nhé, bởi văn học là bay bổng mà!

Để làm tốt phần đọc hiểu cần…?

 cần học hiểu các khái niệm của mỗi phần ngữ pháp, biết tìm các ví dụ cụ thể qua các tác phẩm trong sách giáo khoa để chứng minh. Đề thi phần đọc hiểu sẽ có những câu hỏi ngắn liên quan đến ngữ pháp, thường là hỏi về:

Phép tu từ ngữ âm: các biện pháp điệp âm, biện pháp tạo nhịp điệu, biện pháp âm hưởng

Phép tu từ cú pháp: phép lặp cú pháp, biện pháp liệt kê, biện pháp chêm xen

Luật thơ: tìm hiểu về các thể thơ chính trong văn học, sự hình thành luật thơ (Ví dụ như câu 1 đề thi môn Văn năm 2018 có hỏi ‘đoạn thơ được trích viết theo thể thơ nào?’)

Hàm ý: đọc hiểu về hàm ý là gì, cách thức tạo các hàm ý và điều kiện để sử dụng hàm ý có hiệu quả

Phần làm văn cần chú ý

Câu 1: nghị luận xã hội trình bày quan điểm về một chủ đề nào đó (khoảng 200 từ).

Dù đề bài là gì thì khi làm bài các bạn đều cần huy động cả kiến thức và sự hiểu biết về cả hai lĩnh vực bởi vì bài nghị luận về tư tưởng đạo lí luôn liên quan đến hiện tượng đời sống thực tế đang diễn ra và ngược lại.

Sĩ tử khối C chú ý lưu ngay “bí kíp” ôn tập này nếu không muốn đi thi đi thi hối hận - Ảnh 1
Cũng đừng quên cập nhật tin tức thời sự để nắm được các vấn đề xã hội đang nổi trội.

Câu 2: phần làm văn 5 điểm

Lên dàn ý trước khi viết bài: Đây là thói quen tốt nhưng nhiều bạn thường bỏ qua. Nhưng hãy nhớ dàn ý càng chi tiết thì càng hạn chế mắc sai lầm do viết tùy hứng, vì trình bày các luận điểm lộn xộn, thiếu luận điểm, trình bày không nhất quán.

Đưa ra quan điểm cá nhân: Đề thi thường là dạng đề mở, vì thế các bạn nên đưa ra những quan điểm mang màu sắc cá nhân trên tư cách là một công dân quan tâm đến các vấn đề xã hội một cách tích cực.

Môn Lịch sử

Lịch sử là môn thi bao gồm 100% các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết, nội dung trong đề thường rất đa dạng. Do đó các bạn cần có định hướng bao quát về lịch sử thế giới nói chung và phần lịch sử Việt Nam nói riêng.

Phần lớn chúng ta ôn luyện riêng lẻ từng bài một mà quên mất việc liên kết và xâu chuỗi các sự kiện để vẽ ra một bức tranh tổng thể. Thật ra nếu không biết bao quát các bài học lịch sử thì ta rất dễ sa vào “mê cung” với hàng loạt sự kiện chồng chéo lên nhau, gây nhầm lẫn.

Sĩ tử khối C chú ý lưu ngay “bí kíp” ôn tập này nếu không muốn đi thi đi thi hối hận - Ảnh 3
Chia lịch sử thành nhiều giai đoạn sẽ giúp chúng ta ôn luyện dễ dàng và nắm được toàn cảnh hơn.

Ở phần lịch sử Việt Nam nếu chia như thế này các bạn sẽ dễ học và hình dung hơn: 

- GĐ 1919-1930: thời kì vận động thành lập Đảng.

- GĐ 1930-1945: đấu tranh giành chính quyền.

- GĐ 1945-1954: bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- GĐ 1954-1975: Cách mạng XHCN miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

- GĐ 1975 đến năm 2000.

Các sự kiện lịch sử giống như một dòng chảy thường logic với nhau như những mắt xích, sự kiện này là nguyên nhân dẫn đến sự kiện kia. Nếu chúng ta hiểu quy luật đó thì việc ôn luyện môn Lịch sử tại nhà sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Còn nếu học tràn lan, rời rạc từng vấn đề, học vẹt thì rất khó nhớ.

Môn Địa lý

Địa lý có lẽ là môn dễ thở nhất, đối với môn thi này chúng ta có một lợi thế là được đem theo Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi. Nếu biết khai thác chúng ta sẽ có rất nhiều thông tin có lợi khi làm bài mà còn đảm bảo được tính chính xác

Chính vì  át lát là công cụ hỗ trợ cực kỳ cần thiết nên việc chúng ta phải sử dụng thành thạo nó để khi tra cứu những câu hỏi về vị trí địa lý, lãnh thổ, so sánh tài nguyên thiên nhiên, nhiệt độ… thì thao tác sẽ nhanh nhạy hơn, tránh mất thời gian lúng túng khi không biết câu hỏi sẽ tìm tài liệu ở đâu. 

Vì đề thi là lý thuyết nên tâm lý chung của các sĩ tử là sẽ ôn nhồi nhét cố gắng tiếp thu thật nhiều kiến thức nhất là những tháng ôn thi cấp tốc cuối cùng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cần phân bổ thời gian ôn thi thích hợp và có tư duy trong việc học Địa lý.

Sĩ tử khối C chú ý lưu ngay “bí kíp” ôn tập này nếu không muốn đi thi đi thi hối hận - Ảnh 4
Địa lý là môn thi sĩ tử được lợi rất nhiều.

Bạn không cần thiết phải cố gắng thức khuya để học bài, vì nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy mơ màng, thiếu tỉnh táo vào sáng hôm sau. Do vậy thời gian ôn thi tốt nhất chính là vào buổi sáng. Đi ngủ sớm đồng thời thức dậy sớm sẽ giúp trí não tập trung tốt hơn cho việc học tập và mọi hoạt động khác trong ngày. Nếu bạn vẫn thấy thật tồi tệ với khoảng thời gian ôn thi vì ôn mãi mà “không vào đầu”, buồn ngủ và không thể tập trung được thì hãy thử làm theo cách này nhé! 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Sĩ tử khối C chú ý lưu ngay “bí kíp” ôn tập này nếu không muốn đi thi đi thi hối hận tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Chuỗi hoạt động giáo dục kỹ năng đầu năm học mới

Ngay những ngày đầu năm học mới, nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục học sinh về pháp luật ATGT, các kỹ năng phòng chống cháy nổ, thương tích, phòng chống đuối nước.

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.