Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách vệ sinh miệng được nhiều người áp dụng. Nhưng đôi khi chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến không ít người phải nhập viện với tình trạng bị tổn thương niêm mạc miệng, thậm chí là loét họng.
Chuyên gia cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là do bạn súc họng bằng nước muối quá mặn, khiến họng bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm họng, sốt cao.
Dùng nước muối súc miệng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thói quen súc miệng nước muối từ nhỏ để vệ sinh khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công được hình thành trong gia đình. Không ít các pama nghĩ rằng nước muối càng mặn thì càng có giá trị trong việc vệ sinh miệng và họng, nên tự pha chế nước muối với độ mặn cao. Thậm chí có nhiều người còn dùng trực tiếp muối hạt ngậm rồi cho muối tự tan ra trong miệng. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với khoang miệng và họng.
Các bác sĩ khuyên, mọi người khi dùng nước muối súc miệng tuyệt đối không dùng nước quá mặn, bởi chúng sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn. Điều đó trở thành yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây nên các bệnh khác.
Chuyên gia cho rằng, súc miệng bằng nước muối là tốt, nhưng phải thực hiện đúng cách, nước muối đúng nồng độ.
Để việc súc miệng bằng nước muối an toàn, đạt hiệu quả cao nhất, các pama nên dùng nước muối sinh lý đã được pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000), nếu tự pha nước muối thì chỉ nên pha mặn hơn nước canh ăn hàng ngày một chút là được.
Các teen khi súc miệng nên ngậm khoảng 5 phút, sau đó ngửa cổ ra sau khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Sau đó, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới. Đối với bạn bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần và nên súc họng trước và sau khi ngủ nhé.
QQsan (tổng hợp)