Tất tần tật những điều bạn cần biết về răng khôn: liệu có đau đến mức “chết điếng” và khi nào bạn cần nhổ bỏ?

Minh Hồng
Dù là răng khôn nhưng nó lại mang tới khá nhiều phiền phức và đau đớn cho chủ nhân đấy!

Bước vào giai đoạn “người lớn”, bạn thi thoảng lại xuất hiện những cơn đau răng vật vã. Đi khám thì bác sĩ kết luận nguyên nhân do mọc răng khôn và cần phải nhổ bỏ. Nếu đang gặp tình trạng như vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức về chiếc răng khôn của mình nhé!

1. Răng khôn là gì?

Khác với những loại răng khác, răng khôn thường xuất hiện khi hàm răng của chúng mình đã gần như hoàn thiện, và khi bạn bước vào giai đoạn "17 tuổi bẻ gãy sừng trâu", khoảng 17-21 tuổi. Những chiếc răng này sẽ mọc rất sâu bên trong khoang miệng, ở vị trí trong cùng, tạo nên bộ răng hoàn chỉnh 32 chiếc răng.

Việc mọc răng khôn đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý hoặc những vấn đề không rõ ràng khác như nhiễm trùng hoặc sâu răng, tổn thương mô (mô ngoài da), gây ảnh hưởng các răng lân cận, làm yếu chân răng, không có đủ chỗ trống để chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa (do răng khôn mọc quá sát với răng kế bên).

Nếu răng khôn của bạn mọc đúng vị trí, chúng có thể giúp bạn nhai thức ăn. Và bạn không cần phải loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, nhiều người phải nhổ răng khôn vì những bất tiện mà nó mang lại.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về răng khôn: liệu có đau như “tình đầu” và khi nào bạn cần nhổ bỏ? - Ảnh 1

2. Khi nào bạn cần phải nhổ răng khôn?

Nếu mắc phải một số vấn đề sau, bạn cần nhổ bỏ răng khôn:

- Nhiễm trùng hoặc sâu răng ở răng khôn hoặc răng

- Tổn thương hoặc bất thường mô xung quanh răng

- Tổn thương các răng xung quanh

- Mất xương gần chân răng khôn

- Thiếu không gian để chứa răng hoặc răng khôn

- Các vấn đề về xoang do áp lực tăng thêm ở phía sau của hàm

Ngoài ra, nha sĩ của bạn có thể đề nghị loại bỏ răng khôn để phòng ngừa. Thông thường, nha sĩ của bạn sẽ xem film chụp X-quang của bạn nếu bạn có một trong những tình trạng sau:

- Răng khôn mọc lệch có thể tạo ra các u nang bên dưới bề mặt dẫn đến tiêu xương hàm.

- Nếu nó nằm dưới nướu và có góc cạnh không phù hợp, nó có thể ảnh hưởng và làm yếu chân răng của các răng lân cận.

- Vi khuẩn và mảng bám có thể tích tụ xung quanh răng đã mọc một phần mà không thể làm sạch được, dẫn đến sâu răng hoặc nhiễm trùng.

3. Khi nào thì bạn nên nhổ răng khôn?

Không có quy định nào về độ tuổi chính xác để nhổ răng khôn, nhưng thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 đến 25. Một số người nhổ răng khôn khi còn nhỏ và những người khác nhổ khi trưởng thành.

Tuy vậy, bạn nên nhổ răng khôn khi còn trẻ vì quá trình lành vết thương nhanh hơn một chút.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về răng khôn: liệu có đau như “tình đầu” và khi nào bạn cần nhổ bỏ? - Ảnh 2

4. Nhổ răng khôn có đau không?

Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Thực tế quá trình nhổ răng không đay vì bác sĩ đã gây mê cho bạn rồi. Nếu bạn cảm thấy “buốt” hoặc đau, hãy cho nha sĩ biết rằng bạn chưa hoàn toàn tê.

5. Bạn cần làm gì để chuẩn bị cho việc nhổ bỏ răng khôn

Nhổ răng khôn chính là một cuộc phẫu thuật, vì vậy, bạn cần chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo!

Trong buổi phẫu thuật

Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê giảm đau cho bạn. Bởi vậy, bạn sẽ hầu như không biết bác sĩ làm gì, vì còn mải ngủ trong suốt quá trình!

Trong quá trình phẫu thuật, nha sĩ có thể phải cắt nướu của bạn để loại bỏ răng. Họ sử dụng các mũi khâu có thể tháo rời để đóng các lỗ hở để chúng lành lại đúng cách.

Thông thường, nhổ răng khôn sẽ không mất quá 45 phút. Có thể mất thời gian để bạn tỉnh dậy tùy thuộc vào loại gây mê mà bác sĩ sử dụng. Nếu bạn chỉ gây tê cục bộ, bạn có thể tự đi lại được, một số trường hợp thì cần nghỉ ngơi.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về răng khôn: liệu có đau như “tình đầu” và khi nào bạn cần nhổ bỏ? - Ảnh 3

Sau khi nhổ răng khôn

Một số bạn bị đau ít hoặc không bị sưng tấy. Những người khác bị sưng tấy và khó chịu trong vài ngày sau đó. Thông thường, bạn có thể bị đau nhức, chảy máu và sưng tấy sau đó. Dưới đây là một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn:

- Chườm đá để giảm sưng.

- Không sử dụng ống hút vì động tác hút có thể làm gián đoạn quá trình lành vết thương của bạn.

- Thực hiện nhẹ nhàng mở và đóng miệng của bạn để giúp hàm của bạn.

- Không rửa quá mạnh bằng nước muối.

- Ăn thức ăn mềm và uống nhiều nước.

- Không ăn bất cứ thứ gì cứng, dính hoặc giòn.

Nếu bạn bị sốt hoặc tình trạng đau và sưng không cải thiện sau vài ngày, hãy liên hệ với nha sĩ để thăm khám nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.