Người ta gọi bệnh đau lưng là bệnh của cuộc sống hiện đại. Do thói quen ngồi nhiều, lười vận động, ít tập thể dục thể thao, khiến căn bệnh này trở nên phổ biến, hầu như ai cũng mắc, kể cả những người trẻ tuổi.
Đau lưng tuy không phải căn bệnh gây chết người, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc.
Có thể nói đau lưng là chứng bệnh phổ biến, thế nhưng các bộ tộc, thổ dân lại ít có trường hợp mắc chứng bệnh này. Thổ dân vốn hoạt động chân tay nhiều, làm nhiều việc nặng nhọc, dùng nhiều sức ở lưng, thế nhưng lưng của họ gần như không bị ảnh hưởng bởi những cơn đau lưng.
Điểm khác biệt lớn nhất chính là xương cột sống của những người thổ dân có dạng chữ J, còn người bình thường là hình chữ S.
Esther Gokhale, một chuyên gia nghiên cứu đến từ California, từng đi du lịch vòng quanh thế giới và nghiên cứu thói quen sinh hoạt của cộng đồng thổ dân để tìm hiểu lý do tại sao họ không bao giờ mắc chứng đau lưng.
Điều mà Gokhale nhận thấy đó là sự khác biệt lớn giữa việc họ đi, đứng, ngồi, so với chúng ta. Thậm chí ngay cả những người lớn tuổi phải làm các việc nặng nhọc trong suốt 9 giờ mà họ vẫn không gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu một cách kĩ lưỡng Gokhale còn phát hiện ra rằng cột sống của những bộ tộc này có hình chữ J, khác với cột sống hình chữ S như chúng ta.
Sau đó, Gokhale cố gắng luyện tập và đứng sao cho lưng hình chữ J và cuối cùng đã làm được. Cô thử làm những việc nặng nhọc và cảm thấy không còn đau lưng nữa. Theo Tiến sĩ Praveen Mummaneni từ Đại học California, cột sống của chúng ta có hình dạng khác với cột sống của những bộ tộc, thổ dân này. Do thói quen lười vận động mà cột sống của chúng ta yếu hơn, dẫn đến dễ bị đau lưng hơn.
Nói chung, hình thành thói quen tập thể dục và rèn luyện cơ thể, tăng cường cơ bắp rất quan trọng nếu bạn muốn có lưng hình chữ J và tránh khỏi đau lưng như các thổ dân đó.
Theo Emdep.vn