Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ đi đâu sau khi 'nghỉ hưu'?

Theo NASA, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã hoạt động trên quỹ đạo được 25 năm và nó sẽ chính thức ngừng hoạt động vào năm 2031.

Live Science dẫn thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây cho biết, Trạm vũ trụ quốc tế ISS nhiều khả năng sẽ kết thúc sứ mệnh của mình vào năm 2031. Nhiều quốc gia tham gia chương trình cũng có ý định rút khỏi ISS.

Cũng theo NASA, Trạm vũ trụ ISS sau khi ngừng hoạt động sẽ rơi dần về phía Trái Đất và nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh quỹ đạo để đáp xuống Point Nemo - vùng biển nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực.

"Việc để ISS rơi xuống biển có vẻ như là một bước đi cực đoan nhưng để nó lưu hành vĩnh viễn trong không gian cũng không phải là một giải pháp”, Stijn Lemmens, nhà phân tích mảnh vỡ không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu nói với Live Science .

Vị trí của Point Nemo - vùng biển nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực.
Vị trí của Point Nemo - vùng biển nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực.

Nghĩa địa của tàu vũ trụ

Point Nemo còn được gọi là "nơi cô đơn nhất trên Trái đất", "cực không thể tiếp cận". Nó xa đến mức phải mất nhiều ngày để từ Point Nemo đến hòn đảo có người sinh sống gần nhất, ước tính 2.700km.

Vùng biển ở Point Nemo sâu hơn 4.000m. Tên của nó được đặt theo tên thuyền trưởng Nemo nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của đại văn hào Pháp Jules Verne.

Kể từ những năm 1970, các chương trình không gian toàn cầu đã đưa gần 300 tàu vũ trụ ngừng hoạt động, bao gồm cả trạm vũ trụ và vệ tinh, xuống vùng biển Point Nemo.

Hiện có 40.000 vật thể nhân tạo đang quay quanh Trái đất, có kích thước từ 5cm đến những phi thuyền, trạm vũ trụ khổng lồ như ISS.

Lượng rác vũ trụ này càng dày đặc thì nguy cơ các mảnh riêng lẻ va chạm vào nhau càng lớn. Vì vậy, một vùng biển xa xôi và có độ sâu lớn là giải pháp tốt nhất để thu hồi các vật thể không gian do con người tạo ra.

"Để giảm thiểu nguy cơ đối với con người khi trạm vũ trụ ISS rơi xuống, các cơ quan vũ trụ các nước tham gia chương trình đã tìm kiếm những nơi không có người sống, nơi không máy bay hay tàu thuyền hoạt động. Point Nemo là một trong số đó" , Lemmens nói.

Point Nemo còn được gọi là "nơi cô đơn nhất trên Trái đất", "cực không thể tiếp cận". Nó xa đến mức phải mất nhiều ngày để từ Point Nemo đến hòn đảo có người sinh sống gần nhất, ước tính 2.700km.

Vùng biển ở Point Nemo sâu hơn 4.000m. Tên của nó được đặt theo tên thuyền trưởng Nemo nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của đại văn hào Pháp Jules Verne.

Kể từ những năm 1970, các chương trình không gian toàn cầu đã đưa gần 300 tàu vũ trụ ngừng hoạt động, bao gồm cả trạm vũ trụ và vệ tinh, xuống vùng biển Point Nemo.

Hiện có 40.000 vật thể nhân tạo đang quay quanh Trái đất, có kích thước từ 5cm đến những phi thuyền, trạm vũ trụ khổng lồ như ISS.

Lượng rác vũ trụ này càng dày đặc thì nguy cơ các mảnh riêng lẻ va chạm vào nhau càng lớn. Vì vậy, một vùng biển xa xôi và có độ sâu lớn là giải pháp tốt nhất để thu hồi các vật thể không gian do con người tạo ra.

"Để giảm thiểu nguy cơ đối với con người khi trạm vũ trụ ISS rơi xuống, các cơ quan vũ trụ các nước tham gia chương trình đã tìm kiếm những nơi không có người sống, nơi không máy bay hay tàu thuyền hoạt động. Point Nemo là một trong số đó" , Lemmens cho biết. 

Point Nemo được xem là vùng biển chết và đáp ứng yếu tố để trở thành nơi an nghỉ cho tàu vũ trụ.
Point Nemo được xem là vùng biển chết và đáp ứng yếu tố để trở thành nơi an nghỉ cho tàu vũ trụ.

Vùng biển chết

Tuy nhiên, việc đánh chìm những khối kim loại ở bất kỳ đâu dưới biển sâu có thực sự là một ý tưởng hay không? Và nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến hệ sinh thái trong khu vực.

Theo nghiên cứu, dòng hải lưu yếu trong khu vực và khoảng cách xa đất liền đã hạn chế sự phát triển của các sinh vật biển ở Point Nemo. Ngoài ra tia UV cực mạnh trong khu vực càng khiến nơi đây trở thành nơi khó sống cho bất cứ loài nào.

Các nghiên cứu đã tìm thấy một số sinh vật bậc thấp trong vùng biển ở Point Nemo nhưng chúng không đa dạng.

Tác giả nghiên cứu Bernhard Fuchs, từ Viện Vi sinh vật biển Max Planck, cho biết khi các nhà nghiên cứu lấy mẫu nồng độ bề mặt của vi khuẩn xung quanh Point Nemo vào năm 2019, họ đã nhận thấy rằng vùng biển này có số lượng tế bào thấp nhất trong số các vùng được lấy mẫu.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được các hạt nhôm có khả năng là do tàu vũ trụ thải khi quay trở lại bầu khí quyển. Điều đó có nghĩa là chúng có khả năng gây ô nhiễm trước khi chạm tới độ sâu của Point Nemo.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ đi đâu sau khi 'nghỉ hưu'? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.