Xua tan nỗi lo trên không gian mạng

Nhi Đồng
Chúng mình cùng lắng nghe những ý kiến chia sẻ vô cùng bổ ích và thú vị của các bạn thiếu nhi về chủ đề “Xua tan nỗi lo trên không gian mạng” nhé!

Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ

Dạo này, mình nghe một số bạn trong lớp nói rất nhiều tiếng lóng mà mình không hiểu gì. Tất cả những từ ngữ đó đều bắt nguồn từ việc các bạn xem những video trên mạng. Ban đầu chỉ có vài bạn nói thôi, nhưng sau đó vì tò mò nên gần như cả lớp đều nói hùa theo nhau. Nhiều bạn còn biến đó thành những trò đùa quá lố. Mình mang những chuyện ấy về kể với mẹ. Mẹ liền cho mình biết đó là những từ ngữ nhạy cảm, không phù hợp với độ tuổi học trò, đồng thời phân tích cho mình hiểu hệ lụy nghiêm trọng của việc tiếp xúc quá sớm với những câu chuyện nhạy cảm về giới tính. Mẹ cũng động viên mình rằng phải thật sự thận trọng khi sử dụng Internet.

Mình rút ra bài học rằng, khi gặp vấn đề nào đó, chúng mình nên tâm sự với bố mẹ, người thân để nhờ người lớn phân tích cặn kẽ. Nên tránh việc tự học theo nhau rồi gây ra những chuyện không hay, các bạn ạ!

Lê An Vy

(Lớp 5A7, trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Cảnh giác với thông tin xấu, độc

Có một lần, mình đang xem video hoạt hình trên kênh YouTube thì thấy hiện ra hình ảnh “thử thách Momo” rất kinh khủng. Mình vội vàng chạy ra nhờ mẹ xem giúp. Mẹ đã tắt ngay video đó. Sau này mình được biết đó là một video tiêu cực để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em làm những điều xấu.

Ở trường, các thầy cô giáo cũng thường xuyên hướng dẫn chúng mình cách phòng tránh các video xấu độc, lừa gạt hay các video có những hình ảnh bạo lực, không phù hợp với lứa tuổi học trò.

Bởi vì thầy cô, bố mẹ không thể bên cạnh chúng ta mọi lúc, mọi nơi, nên điều chúng ta cần làm là phải tự nâng cao tinh thần cảnh giác để bản thân luôn được an toàn khi tham gia môi trường mạng, các bạn nhỉ!

Đào Phương Linh

(Lớp 4A2, trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội)

Cẩn thận khi tham gia mạng xã hội

Năm lớp 4, tớ đã lập tài khoản facebook để thỉnh thoảng trò chuyện với bạn bè. Rồi bỗng nhiên một ngày, các bạn tớ gửi cho tớ xem một tài khoản facebook lạ hoắc lấy hình đại diện chính là ảnh chân dung của tớ. Vậy là bức hình tớ đăng trên trang cá nhân của mình đã bị đánh cắp công khai. Chuyện này làm tớ nhận ra bất cứ hình ảnh, thông tin gì mình đăng trên mạng đều dễ dàng bị người khác tiếp cận và sử dụng. Vì thế, tớ đã hạn chế sử dụng mạng xã hội. Và tớ cũng không bao giờ đồng ý làm quen, kết bạn với những người lạ trên mạng. Đó chính là cách để tớ tự bảo vệ bản thân mình. Các bạn hãy luôn cẩn trọng như tớ nhé!

Trần Đình Chiến

(Toà 12-3, Khu đô thị Sài Đồng, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội)

Những điều trẻ em mong muốn

Hiện nay, môn Tin học đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp Ba trở lên. Chúng mình được học nhiều kiến thức bổ ích với máy tính như cách gõ bàn phím, cách soạn thảo văn bản và chơi các trò chơi lành mạnh… Đây là môn học bổ ích vì giúp chúng mình tiếp cận với một thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại, hiệu quả.

Là một học sinh Tiểu học, mình mong muốn rằng trong chương trình học tiếp theo, chúng mình sẽ được học về cách sử dụng mạng Internet an toàn, ví dụ như cách nhận biết đâu là trang web lành mạnh, đâu là trang giả mạo, lừa đảo, hoặc những điều nên và không nên làm khi lướt mạng… Mình nghĩ đó là những điều rất cần thiết để chúng mình tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị bắt nạt, xâm hại, lừa đảo… trên mạng.

Hà Diệu Linh

(Số 4, ngõ 4, phố Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội)

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Xua tan nỗi lo trên không gian mạng tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

"Siêu nhân" phòng chống tai nạn, thương tích

Mùa Hè đã đến! Đây là thời điểm tuyệt vời để các bạn nhỏ tận hưởng những ngày vui chơi “thả ga”. Nhưng đôi khi, do sơ ý hoặc thiếu kiến thức bảo vệ bản thân, nhiều bạn không may gặp phải những tai nạn nguy hiểm. Vậy phải làm sao để vừa chơi vui vừa an toàn? Hãy cùng khám phá bộ “bí kíp” giúp bạn trở thành “siêu nhân” phòng tránh tai nạn thương tích nhé!

Vượt ải cùng "chiến thần" thi cử

Kì thi cuối năm học sắp đến rồi! Bạn đã sẵn sàng chinh phục “đấu trường trí tuệ” này chưa? Nhi Đồng sẽ “bật mí” cho các bạn những “bí kíp” vượt ải thi cử siêu hay, giúp bạn rinh ngay điểm tốt!

Du lịch biển - những điều cần biết

Một mùa hè xanh tươi với biết bao điều thú vị lại đến rồi! Bạn có thích được đi du lịch biển, khám phá những hòn đảo xanh tươi, lắng nghe sóng vỗ rì rào và chơi đùa trên bãi cát trắng mịn không? Nhưng để có một chuyến đi thật vui và an toàn, chúng mình cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm du lịch và chuẩn bị hành trang sẵn sàng.

Cờ vua trẻ em và những lợi ích bất ngờ

Cờ vua từ lâu đã được biết đến như một môn thể thao trí tuệ dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những lợi ích mà cờ vua mang lại cho sự phát triển toàn diện của trẻ em là vô cùng to lớn và đáng được các bậc phụ huynh quan tâm.

Ghi nhật ký - bao điều đáng nhớ

Một cuốn nhật ký sẽ giúp bạn lưu giữ tất cả, niềm vui, bài học và những điều đáng nhớ. Ghi nhật ký không đơn giản là viết lại những gì đã xảy ra, mà còn là cách để bạn trân trọng từng bước chân mình đã đi qua.