Bộ GD&ĐT đề xuất quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên công lập

Chu Hải
Dự thảo Thông tư mới hướng tới tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo trong chế độ làm thêm giờ.

Ngày 15/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập. Dự thảo nhằm điều chỉnh, bổ sung những điểm còn bất cập trong việc chi trả lương dạy thêm thời gian qua, đảm bảo công bằng và phù hợp với thực tế.

Một trong những điểm mới đáng chú ý là bỏ quy định điều kiện chi trả chế độ thêm giờ tại Thông tư liên tịch số 07/2013. Thay vào đó, dự thảo chỉ quy định tổng số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học mà cơ sở giáo dục được phép chi trả. Đồng thời, tổng số giờ dạy thêm của toàn bộ giáo viên không vượt quá mức tối đa này. Trong trường hợp thiếu giáo viên giảng dạy, khiến một số nhà giáo phải dạy vượt mức cho phép, hiệu trưởng phải báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để được phê duyệt chi trả.

Quy định mới giúp các trường chủ động trong phân công giảng dạy, đảm bảo nhà giáo được hưởng đầy đủ chế độ làm thêm giờ theo quy định của Luật Viên chức và Bộ luật Lao động. Hiệu trưởng cũng phải phân công giờ dạy hợp lý, tránh tình trạng có người dạy vượt giờ trong khi người khác thiếu tiết.

Về giới hạn giờ dạy thêm, dự thảo quy định giáo viên mầm non không được vượt quá số giờ làm thêm theo Luật Lao động, còn các giáo viên khác không vượt quá 150 giờ dạy trong năm học. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi và điều kiện làm việc hợp lý cho nhà giáo, vì mỗi tiết dạy đều cần thời gian chuẩn bị và đánh giá sau giờ học.

Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm chi trả tiền lương dạy thêm đối với nhà giáo dạy liên trường hoặc đi biệt phái. Cụ thể, cơ sở nơi tiếp nhận giáo viên biệt phái sẽ chịu trách nhiệm chi trả lương dạy thêm. Với giáo viên dạy tại nhiều trường, tiền lương dạy thêm được chia theo số tiết tại từng trường.

Ngoài ra, các nhiệm vụ đã được nhận thù lao hoặc phụ cấp sẽ không được quy đổi thành tiết dạy thêm, trừ khi pháp luật có quy định khác. Thời điểm chi trả tiền dạy thêm là sau khi kết thúc năm học đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Đối với nhà giáo không làm việc đủ cả năm học do nghỉ hưu, nghỉ thai sản, ốm đau dài ngày hay nghỉ việc, tiền lương dạy thêm sẽ được tính trên thời gian thực tế tham gia giảng dạy.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bộ GD&ĐT đề xuất quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên công lập tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Khát vọng toả sáng, viết tiếp trang sử vàng của thiếu nhi Việt Nam

Sáng 15/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Lễ Tuyên dương cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025. Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương tại Đại hội.

Hà Nội đẩy mạnh sử dụng VNeID trong cải cách hành chính

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1850/UBND-NC về việc triển khai một số nội dung trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính.