Camera lớn nhất thế giới

NN
Với camera LSST 3.200 megapixel, đài quan sát Vera C. Rubin có thể khám phá những bí mật về vật chất tối và năng lượng tối.
Camera LSST hoàn thiện và sẵn sàng để vận chuyển tới đài quan sát Vera C.Rubin.
Camera LSST hoàn thiện và sẵn sàng để vận chuyển tới đài quan sát Vera C.Rubin.
Đài quan sát Vera C. Rubin sẽ sớm bắt đầu nhiệm vụ Legacy Survey of Space and Time (LSST), theo dõi toàn bộ bầu trời ở Nam bán cầu hàng nghìn lần. Nhiệm vụ quy mô phỏng lồ này đòi hỏi một camera tầm cỡ tương ứng. Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia SLAC phụ trách cung cấp thiết bị như vậy. Các nhà khoa học và kỹ sư ở SLAC hoàn thành camera LSST, camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới dành cho khảo sát tiên phong kéo dài 10 năm, Space hôm 3/4 đưa tin.

Camera LSST 3.200 megapixel lớn cỡ một chiếc xe nhỏ và nặng 3 tấn, bằng nửa trọng lượng của voi châu Phi đực. Khả năng quan sát trường rộng của LSST sẽ giúp khám phá nhiều bí ẩn xung quanh năng lượng tối, lực chiếm khoảng 70% mật độ năng lượng vũ trụ và đẩy nhanh quá trình giãn nở của vũ trụ. LSST cũng sẽ tìm hiểu vật chất tối, chiếm 85% vật chất trong vũ trụ dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, đồng thời giải đáp nhiều câu hỏi thiên văn khác, theo Željko Ivezić, giám đốc phụ trách xây dựng đài quan sát Vera C. Rubin.

Aaron Roodman, giáo sư ở SLAC phó giám đốc đài quan sát Vera C. Rubin và phụ trách chương trình camera, cho biết khảo sát LSST sẽ giúp quan sát hàng tỷ thiên hà, ước tính 17 tỷ ngôi sao trong dải Ngân Hà và hàng tỷ vật thể trong hệ Mặt Trời. Ảnh chụp từ camera LSST chi tiết đến mức có thể thấy rõ một quả bóng golf từ khoảng cách 24 km, có thể quan sát vùng trời rộng gấp 7 lần trăng tròn.

Một trong những lợi thế chính của khảo sát LSST là quan sát lặp lại cùng một vùng trời nhiều lần. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học theo dõi chính xác bất kỳ thay đổi nào xảy ra ở khu vực đó trong thời gian 10 năm. Họ sẽ chứng kiến những sự kiện quá độ như vụ nổ siêu tân tinh sáng lên và mờ dần, đường cong ánh sáng phát ra từ nguồn xa xôi, gây ra bởi lực hấp dẫn của vật chất di chuyển ngang qua, và theo dõi sự giãn nở của trường không gian, đẩy nhiều thiên hà xa xôi ra xa hơn. Những thiên hà đó sẽ trượt đi ngày càng nhanh dưới ảnh hưởng của năng lượng tối.

Trước khi camera LSST có thể giúp giới nghiên cứu tìm hiểu năng lượng tối và bí ẩn vũ trụ khác, nó cần được vận chuyển từ cơ sở SLAC ở Menlo Park, California tới đỉnh Cerro Pachón cao 2.713 m trên dãy Andes tại Chile. Sau khi tới đó, camera sẽ được đặt bên trên kính viễn vọng khảo sát Simonyi cuối năm nay.

Không chỉ kích thước của camera LSST khiến khâu vận chuyển cực kỳ khó khăn. Camera này còn đặc biệt mong manh, với mặt phẳng tiêu điểm bao gồm 201 cảm biến CCD thiết kế tủy chỉnh. Những cảm biến này chỉ dày 5 micron, với độ dày chênh lệch không quá 1/10 bề rộng sợi tóc người. So với chúng, một tờ giấy dày 50 - 100 micron.

Khoảng cách giữa các cảm biến vào khoảng nửa milimet, có nghĩa ngăn chúng va chạm vào nhau là một thách thức lớn trong sản xuất và vận chuyển. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra lộ trình cho camera LSST, sử dụng một vật mô phỏng cùng trọng lượng và hình dáng với camera. Họ còn lắp thêm gia tốc kế vào vật đó để kiểm tra áp lực tác động lên camera như hành trình tới Chile bằng máy bay. Sau khi LSST được đặt vào vị trí, thiết bị sẽ được lắp đặt và đi vào hoạt động. Những bức ảnh đầu tiên của LSST sẽ được công bố vào mùa xuân năm sau.

(Theo Space)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Camera lớn nhất thế giới tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Nuôi đá" làm thú công

Nuôi đá làm thú cưng? Tất nhiên rồi, đây không phải là chuyện xảy ra ở thì tương lai xa tít mù tắp, mà thực tế, trào lưu “nuôi đá làm thú cưng” đang rất “hot” đấy nhé.

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!