"Chiếc bánh đa vớ"

Chăm học
Hai chị em tôi chỉ cách nhau 1 tuổi, 1 tháng, 7 ngày, nên lúc bé hay chành chọe nhau. Cái gì mẹ sắm cho chị thì cũng phải mua cho em, màu sắc giống nhau nhưng kiểu cách thì khác. Tôi thích tối giản chân phương, trong khi nhỏ em lại thích có điểm nhấn, kiểu cách mới chịu. Tính tôi thích để dành, còn em thì cái gì ngon phải xài trước.

Nhớ lúc nhỏ, mẹ xới cho mỗi đứa một bát cơm, chia cho mỗi chị em một miếng thịt kho tàu. Tôi say đắm nhìn miếng thịt màu nâu óng ả trên bát cơm nóng hổi. Miếng thịt hấp dẫn làm sao, tôi lấy thìa vùi xuống đáy bát để dành, quay sang thấy nhỏ em đã xơi hết veo. Nó ngước đôi mắt đen lay láy nhìn chị âu yếm: "Chị ơi, em ăn hết rồi mà chưa nhớ nó ngon như nào, chị cho em ăn với!”. Tôi nhìn em, mủi lòng, moi miếng thịt kho tàu yêu quý lên chia cho em một nửa.

Vậy mà cái đứa háu ăn lại còi dí, còn cái đứa ăn dè ăn xẻn như tôi thì hít không khí cũng lớn nhanh như "thổi ống đu đủ". Vậy nên hai đứa chênh nhau hơn một tuổi mà như cách nhau cả cấp học.

Năm ấy, bố mẹ tôi bận công chuyện làm ăn đành “chia đôi đội hình”. Từ đấy, tôi ở với ông bà nội và bố mẹ. Nhỏ em ở với cụ và ông bà ngoại. Đằng nội đằng ngoại cách nhau có vài cây số mà lúc nhỏ chân ngắn thấy đường đi xa vời vợi, lâu lâu mẹ mới đón em về chơi cùng.

Mỗi lần nó về, ông nội lại được dịp cưng nó. Nó làm gì ông cũng chiều. Mọi ngày, mấy đứa cháu giăng mùng giăng mền làm nhà cửa trên giường của ông, ông đi chợ về, quẳng gánh tạp hóa xuống, thế nào cả lũ cũng bị mắng, ấy thế mà hôm ấy, mình mách ông là "nó" đầu têu, thế mà ông cười hiền luôn và bảo: "Thế cứ chơi đi!".

Giờ mới đến chuyện "chiếc bánh đa vớ", thực ra là bánh đa vỡ mà ngày bé tôi ngọng quá, không phát âm được nên nó thành ra như vậy. Chuyện là ông bà nội có nghề tráng và nướng bánh đa. Ông bà xay gạo thành bột nước, tráng như tráng bánh cuốn rồi phơi lên các tấm phên dài. Ông phơi cho khô đanh, rồi nướng ngay trước cửa nhà.

Bánh đa ông bà nội làm có hai loại: bánh đa vừng màu trắng, vị hơi mằn mặn và loại Kỷ niệm của tớ là… 6 bánh đa ngọt có màu cam nhạt, loại này mỏng và nhỏ hơn. Ông vừa quạt than hoa nướng bánh, vừa lật đật hãm nước pha trà. Khách ghé quán nghỉ chân vừa xơi nước, vừa nhấm nháp miếng bánh, cái kẹo.

Có lần tôi thèm lắm mà chỉ dám xin ông miếng bánh đa vỡ thôi. Ông nội rất hiền nhưng ít nói, cả ngày ông chỉ lúi húi làm, chả chuyện trò mấy, nên tôi đâm ra hơi sợ, không dám đòi hỏi ông nhiều.

Ơn giời, bữa ấy mẹ đón em về. Em rất háu ăn, còn tôi thì mê mẩn những chiếc bánh đa ngọt. Hai tụi tôi nhìn đắm đuối chồng bánh đa màu cam nhạt ông xếp ngay ngắn trong bịch ni-lông để trước cửa nhà. Thế rồi tôi nghĩ: “Làm thế nào để có bánh đa vỡ ăn bây giờ nhỉ?”. Bỗng một sáng kiến lóe lên trong đầu. Tôi thủ thỉ vào tai nhỏ em, thế là con bé mon men ra gần chồng bánh đa màu cam, nhè nhẹ ngồi ghé lên chồng bánh.

Rắc… rắc…! Cả chồng bánh vỡ tan tành!

Thật kỳ diệu, ông nội không hề mắng nhỏ em nửa lời. Ông hỏi nó có sao không, ông xoa xuýt rồi mang cả chồng bánh vào cho hai chị em bày biện ăn giữa nhà. Thế là hai đứa được bữa liên hoan “bánh đa vớ” tưng bừng, ăn thỏa thích mấy hôm.

Lúc đó, tôi chỉ thấy hả hê sung sướng vì vừa ghi được một “chiến công hiển hách”, chả nghĩ tới ông bà vất vả đêm hôm, phơi sương, phơi nắng, quạt nóng, quạt gió mới ra được tấm bánh.

Bây giờ, cả hai chị em tôi đã lớn, những chuyện năm ấy trở thành ký ức đẹp mỗi khi nhớ về ông nội. Có điều, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghĩ, nếu ngày ấy, tôi là người ngồi vào chồng bánh đa thì sao nhỉ?

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Chiếc bánh đa vớ" tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Hành khách" của tôi

Tháng 11 về, lòng tôi lại trào dâng kỷ niệm cũ, hình ảnh cậu bé Hoàng với dáng người nhỏ ...

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ ...

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc ...

Bài Sáng Tác khác

Quà tặng của trái tim

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến rồi, liệu chúng mình có thể tặng thầy cô món quà gì thật ý nghĩa khiến thầy cô bất ngờ, vui vẻ và hạnh phúc nhỉ? – Cún Bông biết là có rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi ấy.

Vị tướng đan sọt

- Mau tránh đường cho Đức Ông dẫn quân đi qua! Tay Phạm Ngũ Lão vẫn thoăn thoắt đan sọt, đầu nghĩ tới những chiến lược quân sự nên chàng không nghe thấy tiếng thét của quân lính.

Mùi của nắng

Nếu ai đó hỏi bạn: Mùi nắng có mùi gì? Bạn sẽ trả lời thế nào? Thật khó để nói rõ vì đây là một thứ mơ hồ không thể nói cho rõ. Mùi của nắng.