Cô giáo vùng cao nhường thức ăn cho trẻ nhỏ

Chủ Nhật
Trong suốt 7 năm lên các trường vùng cao dạy học, cô giáo Chu Thị Quỳnh cho biết chưa có nơi nào cô từng giảng dạy lại khó khăn, thiếu thốn như điểm trường Thèn Phùng (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang).

Khi người mạnh mẽ cũng rơi nước mắt

Điểm trường Thèn Phùng là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Tại ngôi trường nhỏ xíu đã đượm màu sương gió, hằng ngày 47 em bé mầm non vẫn cùng cô giáo của mình bắt đầu một ngày đến lớp.

Các bé học sinh ở đây đa phần là người dân tộc thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Cô giáo đứng lớp là cô Chu Thị Quỳnh, 32 tuổi, sinh sống tại huyện Yên Minh. 7 năm liền cô xung phong lên các trường vùng cao dạy học nhưng có lẽ Thèn Phùng là điểm khó khăn nhất mà cô từng dạy.

“Lúc cô mới tới đây, điểm trường vẫn là sân đất. Với sự nỗ lực của các cô và phụ huynh, mới đầu năm nay trường đã có sân bê tông. Cô cũng tự đi xin bạt, tự mua đồ trang trí cho lớp học để các bạn nhỏ muốn tới lớp mỗi ngày”, cô Quỳnh nói mà không kìm nổi nước mắt. Từng bông hoa, chiếc lá được gập cầu kỳ, đính trên tường chính là tình yêu thương mà cô Quỳnh dành cho đám trò nhỏ.

Chỉ mong trò có cơm no, có lớp học

Theo lời cô Quỳnh, lớp học nhỏ mà các em bé Thèn Phùng đang học cũng chỉ là mượn tạm của các anh chị tiểu học. Cách đó không xa là lớp học chính của các bạn nhỏ, một căn nhà cấp 4 được xây dựng đã lâu, tường đã mủn, trần nhà đã rơi ra, căn phòng có thể sập xuống bất cứ lúc nào.

Các bạn nhỏ tại điểm trường Thèn Phùng thuộc diện được hỗ trợ bữa ăn nhưng cơ sở vật chất chưa cho phép nên các cô giáo chưa thể chuẩn bị được bữa ăn cho các bạn. Buổi sáng, các bạn nhà ở xa sẽ được bố mẹ chuẩn bị theo 1 đùm cơm gói trong lá chuối hoặc túi bóng. Đến giờ trưa sẽ ăn tại lớp. Mở bọc cơm ra, cô giáo đã bật khóc bởi bên trong chỉ có cơm trắng nguội lạnh, không thức ăn. Các cô giáo ở Thèn Phùng cũng nhiều ngày chỉ ăn cơm không mà nhường phần thức ăn của mình cho các học trò nhỏ. “Nhưng học sinh đông quá nên cũng chỉ chia được cho mấy đứa nhỏ nhất, khó khăn nhất mà thôi”, cô Quỳnh nghẹn ngào.

Mong ước không phải đi học nhờ, có 1 ngôi trường kiên cố, 1 gian bếp khang trang để cô giáo có thể nấu những món ăn thật ngon cho trò. Và sớm thôi, điều ước ấy sẽ trở thành sự thật, nhờ có sự quan tâm của cộng đồng, những món quà sẽ được trao đi cùng với rất nhiều niềm vui của cô và trò.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo vùng cao nhường thức ăn cho trẻ nhỏ tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!