Danh tướng vĩ đại thời Lý

Danh tướng Lý Thường Kiệt là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Vậy ông là ai và ông đã có đóng góp to lớn gì cho đất nước? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Vinh dự mang họ vua

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) vốn họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, ông sinh ra ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay là xã Cơ Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - con trưởng của Ngô Quyền.

Thuở nhỏ, ông rất thông minh, chăm đọc sách và chăm luyện tập võ nghệ. Đến năm 18 tuổi, ông được triều đình bổ vào chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan võ nhỏ trong đội quân cưỡi ngựa của triều đình). Vì yêu mến tài năng và đức hạnh của ông, vua Lý Thái Tổ nhận ông làm con nuôi, từ đó tên ông được đổi thành Lý Thường Kiệt.

Hằng ngày, Lý Thường Kiệt ở bên vua, giúp vua rất nhiều việc. Vì có nhiều công lao nên khi Lý Thánh Tông lên ngôi, ông được phong chức Thái Bảo và được trao cho Tiết Việt (cờ tiết và búa phủ Việt - tượng trưng cho quyền thay mặt vua xử lý các công việc ở bên ngoài).

Vị tướng chỉ huy nhiều mưu lược

Lý Thường Kiệt là một vị tướng, một người chỉ huy nhiều mưu lược. Phục vụ ba triều vua, ông từng đánh Tống, bình Chiêm, công lao lớn không kể xiết.

Năm 1077, tướng nhà Tống là Quách Quỳ dẫn 30 vạn quân tiến đánh Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy toàn quân bước vào cuộc chiến bảo vệ đất nước. Trên trận chiến sông Như Nguyệt, trước khí thế như vũ bão của quân giặc, Lý Thường Kiệt đã cho người khéo léo ẩn mình như một vị thần, đọc to bài thơ Nam quốc sơn hà cổ vũ tinh thần quân ta, làm cho quân Tống sợ hãi, vơi đi nhuệ khí chiến đấu.

Tượng Lý Thường Kiệt ở Tam Giang,
Yên Phong (Bắc Ninh).
Tượng Lý Thường Kiệt ở Tam Giang, Yên Phong (Bắc Ninh).

Để đỡ hao tổn xương máu của cả hai dân tộc, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng một cuộc giảng hòa để quân Tống rút quân về nước. Với chiến thắng đó, độc lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia Đại Việt được giữ vững, nhân dân được sống thanh bình.

Năm 1103, Lý Giác nổi lên làm phản ở Diễn Châu, mặc dù khi ấy tuổi đã cao, Lý Thường Kiệt vẫn xin đem quân đi đánh dẹp và đã chiến thắng.

Năm 1104, Lý Thường Kiệt lại được lệnh đem quân đi đánh Chiêm Thành và tiếp tục thu được thắng lợi, buộc họ phải trả ba châu đã chiếm của ta. Đây cũng là cuộc cầm quân cuối cùng của vị tướng trăm trận trăm thắng Lý Thường Kiệt.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Danh tướng vĩ đại thời Lý tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Mùa hè của em

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, bạn Phạm Quốc Đạt (lớp 3A, trường Tiểu học ...

Bài Sáng Tác khác

Giấc mơ nhỏ bé

Đã lâu rất lâu rồi, tại một thị trấn nhỏ ẩn mình giữa những ngọn đồi thoai thoải cạnh một khu rừng cổ thụ, có một cô gái nhỏ mộng mơ. Mọi người thường gọi cô là “Khách Vô Danh” và truyền tai nhau rằng cô có thể đi lạc vào cõi mộng của bất kỳ ai và dấn thân vào những cuộc phiêu lưu kỳ ảo mỗi đêm.

Cây phượng vĩ mùa Hè

Mỗi ngày đến trường, một góc sân, một cây phượng vĩ, một gốc bàng già… đều có thể trở thành những người bạn lớn của tuổi thơ chúng mình. Bạn hãy cùng đến với ngôi nhà kể chuyện để chia sẻ một bài viết rất dễ thương của bạn Đỗ Phương Anh đến từ CLB Văn học của trường Tiểu học Quỳnh Mai, Hà Nội nhé!

Chích Bông và ông Mặt Trời

Trời chiều đầu Hạ thật đẹp, ánh nắng chan hòa được ông Mặt Trời rải đều khắp mọi nơi. Năm nào cũng thế, cứ vào mùa này là ông sẽ vén mây để nhìn xuống cánh đồng bao la này được rõ hơn.

Trái táo thần kỳ

Ba ơi, nhất định phải kiên trì, nếu không những gì chúng ta đã làm chẳng phải phí công hay sao?