Khoa Giáo dục thể chất, trường Đại học Vinh (Nghệ An) 30 năm xây dựng và phát triển

PV
30 năm xây dựng và phát triển đối với khoa Giáo dục thể chất (GDTC) chưa phải là chặng đường quá dài, với thành tích còn khiêm tốn. Song những gì đã đạt được hôm nay là kết tinh từ những nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức, người lao động toàn đơn vị, sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và Chi ủy Chi bộ, Ban Chủ nhiệm Khoa.

Từ những ngày đầu phát triển khoa Giáo dục Thể chất

Năm 1994 là một bước tiến quan trọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 3090/GD-ĐT ngày 27 tháng 10 năm 1994 về việc thành lập khoa Thể dục thuộc trường Đại học Sư phạm Vinh. Bắt đầu từ năm học 1994-1995, khoa đã tuyển sinh khóa học đầu tiên. Lứa sinh viên đầu tiên của khoa là khoá 35 lúc bấy giờ hầu hết được tuyển chọn từ những thí sinh thi đầu vào của khối A và khối B với 90 sinh viên chia thành 2 lớp.

Tập thể cán bộ khoa Giáo dục Thể chất.
Tập thể cán bộ khoa Giáo dục Thể chất.

Lúc này khoa Thể dục đã hình thành 4 tổ bộ môn (tổ Thể dục, tổ Điền kinh, tổ Các môn bóng, tổ Lý luận GDTC và Phương pháp dạy học bộ môn). Cùng với các thầy cô cơ hữu lúc bấy giờ như thầy Bùi Trọng Căn, thầy Võ Văn Nga, thầy Phạm Quang Dũng, thầy Nguyễn Đình Thành, thầy Đặng Trung Đồng, thầy Đậu Đình Toại, thầy Hồ Ngọc Lãng, thầy Lê Mạnh Hồng, cô Trần Thị Tịnh, cô Nguyễn Thị Huệ, cô Hoàng Thị Thư, giai đoạn 1994 – 1998, số lượng cán bộ giảng dạy được bổ sung thêm gồm thầy Nguyễn Ngọc Việt, thầy Đậu Bắc Sơn, cô Đậu Thị Bình Hương, thầy Phan Sinh, thầy Đinh Tiến Trung, thầy Châu Hồng Thắng, cô Nguyễn Thị Lài, thầy Nguyễn Trí Lục, thầy Nguyễn Quốc Đảng.

Giai đoạn 1999 - 2007, khoa đã tuyển sinh và đào tạo nhiều khoá đại học chính quy, nhiều lớp nâng cao trình độ từ trung cấp, cao đẳng lên đại học cho giáo viên ở các trường phổ thông của các tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắc Lắc. Cũng trong giai đoạn này, nhiều cán bộ giảng dạy trẻ đã hoàn thành hoàn thành chương trình học cao học và nhận bằng thạc sĩ, chất lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ giảng dạy ngày càng được nâng cao.

Năm 1998, đội ngũ cán bộ giảng dạy khoa Thể dục được bổ sung những sinh viên giỏi được nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy.

Giấy chứng nhận Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất, trình độ đại học, Trường Đại học Vinh đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giấy chứng nhận Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất, trình độ đại học, Trường Đại học Vinh đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Các lĩnh vực hoạt động

Hiện tại, Khoa có 1 ngành đào tạo với các trình độ và loại hình khác nhau: Cử nhân Giáo dục thể chất chính quy, Cử nhân Giáo dục thể chất hệ vừa học vừa làm, Thạc sĩ ngành Giáo dục thể chất. Quy mô hiện nay cho cả 3 loại hình là hơn 200 người học.

Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất trình độ đại học.

Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất trình độ thạc sĩ.

Đóng góp có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên GDTC các cấp học cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Giảng dạy môn GDTC cho sinh viên hệ không chuyên toàn trường. Ngoài ra, giảng viên trong khoa còn tham gia huấn luyện, bồi dưỡng các đội tuyển TDTT các cấp.

Công tác nghiên cứu khoa học được khoa chú trọng. Hằng năm, cán bộ giảng dạy hoàn thành tốt giờ chuẩn nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà trường. Thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, trọng điểm cấp cơ sở. Tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Công bố các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Xuất bản giáo trình chuyên ngành phục vụ đào tạo hệ đại học chính quy và cao học, tài liệu bồi phục vụ bồi dưỡng chuyên môn cho các trường phổ thông.

Khoa luôn coi công tác cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ là yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển của Khoa. Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm 03 tổ bộ môn, gồm: Tổ Thể dục-Võ và Thể thao dưới nước; Tổ Bóng - Điền kinh; Tổ Phương pháp giảng dạy.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Khoa có 18 cán bộ, trong đó có 17 giảng viên và 01 nhân viên. Về trình độ, Khoa có 6 tiến sĩ, 1 NCS, 10 thạc sĩ và 1 cử nhân.

Cơ sở vật chất đảm bảo như: Hệ thống sân bãi tập, dụng cụ đảm bảo phục vụ đào tạo ngành Giáo dục Thể chất và các Thể dục thể thao cho sinh viên toàn Trường. Đây cùng là nơi tổ chức các giải thể thao của cán bộ, sinh viên; nơi để cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh rèn luyện thể chất, rèn luyện sức khỏe.

Giảng viên và sinh viên khoa Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Vinh tại Lễ phát động
Giảng viên và sinh viên khoa Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Vinh tại Lễ phát động "Tháng thanh niên và kỷ niệm ngày Thể thao Việt Nam".

Những kết quả đạt được đáng chú ý

30 năm qua, khoa đã khẳng định vị thế của mình trong công tác đào tạo, NCKH, bồi dưỡng chuyên môn, tham gia các giải đấu thể thao và tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao. Sản phẩm sinh viên ra trường đáp ứng được theo yêu cầu của xã hội điều đó khẳng định được thương hiệu của khoa GDTC. Cụ thể: Đào tạo và cung cấp cho xã hội hơn 3000 giáo viên, cán bộ chuyên môn Giáo dục thể chất và hơn 60 thạc sĩ chuyên ngành GDTC; duy trì đào tạo ổn định đối với hệ đại học chính quy và hệ VLVH; mở mã ngành GDTC trình độ thạc sĩ và duy trì đạo tạo ổn định; định kỳ thực hiện việc rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất trình độ đại học chính quy và trình độ thạc sĩ; thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học; chương trình đào tạo ngành GDTC được đánh giá ngoài theo Bộ tiêu chuẩn Quốc gia và được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, khoa GDTC trung thêm vào nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tri thức và kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên, cụ thể như: Công bố các công trình khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước và tạp chí quốc tế (Scopus); thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở; xuất bản các giáo trình chuyên ngành bậc đại học và cao học phục vụ công tác đào tạo; tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH đạt giải tại các Hội thảo sinh viên NCKH toàn quốc ngành GDTC và TDTT; thực hiện chủ trương kiểm tra, đánh giá công bằng trong thi cử, nâng cao uy tín chất lượng đào tạo ngành GDTC; tham gia huấn luyện các đội tuyển đại diện cho Trường Đại học Vinh đi thi đấu và đạt nhiều giải cao ở cấp ngành và quốc gia; làm tốt công tác chuyên môn trong các giải thi đấu TDTT từ cấp trường đến cấp Bộ.

Sinh viên của khoa GDTC được đánh giá tích cực, năng động. Có nhiều sinh viên tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện, nhân đạo, đóng góp vào công tác phục vụ cộng đồng, tổ chức các hoạt động thể chất thông qua các câu lạc bộ TDTT nhằm phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động và tăng cường sức khoẻ thể chất cho cộng đồng. Khoa chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh cho người học để người học có động cơ phấn đấu tham gia tích cực các hoạt động xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào đời sống sinh viên.

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm khá cao, trong số đó có nhiều sinh viên thành đạt trong giảng dạy và vị trí công tác khác.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khoa Giáo dục thể chất, trường Đại học Vinh (Nghệ An) 30 năm xây dựng và phát triển tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!