Món bánh không thể thiếu vào đêm Giáng sinh

Khoa học Khám phá
Chắc hẳn các bạn nhỏ chúng mình đã từng ít nhất một lần nhìn thấy trong một bộ phim hoặc truyện về đêm Giáng sinh có một loại bánh quy hình người với họa tiết bắt mắt được trang trí trên đó. Hôm nay, báo Đội xin giới thiệu cho các bạn một món bánh đặc trưng và “không thể thiếu” vào đêm Giáng sinh ở một số quốc gia châu Âu nha!

Xin “bật mí” ngay với các bạn tên loại bánh đó chính là bánh gừng. Bánh gừng tên tiếng Anh là “Gingerbread” là một loại bánh nướng với hương vị từ gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, quế và làm ngọt bằng mật ong, đường. Ở nước Anh thời Trung cổ, từ “Gingerbread” đơn giản chỉ để chỉ “gừng được bảo quản” chứ không phải là món bánh mà chúng ta quen thuộc ngày nay. Do đó, Gingerbread được dùng rộng rãi cho bất kỳ loại đồ ngọt nào có kết hợp từ gừng với mật ong hay mật mía. 

Theo các tài liệu, nguồn gốc của chiếc bánh gừng vẫn chưa thể xác định một cách rõ ràng. Công thức đầu tiên của món bánh gừng được cho là xuất hiện từ khoảng năm 2400 (trước Công nguyên) ở Hy Lạp. Một số bằng chứng khác cho thấy, năm 992 (sau Công nguyên), Nhà sư Gregory of Nicopolis (người Armenia) đã dạy một số người thợ bánh đạo Thiên chúa ở Pháp cách làm món bánh này. Vào thế kỷ XIII, món bánh này được người Đức nhập cư và mang sang Thụy Điển. Các tài liệu tham khảo sau này chỉ ra rằng, một hội bánh gừng được thành lập ở Đức vào thế kỷ XV nhằm bảo vệ quyền lợi nhất định của một số thợ làm bánh. Vào thể kỷ XVII, một số ghi chép cho những chiếc bánh quy này được bán ở các tu viện, hiệu thuốc và chợ nông sản.

Truyền thống trang trí những ngôi nhà bánh gừng được cho là xuất hiện ở Đức vào đầu những năm 1800. Một số khác thì cho rằng, ngôi nhà bánh gừng xuất phát từ câu chuyện cổ tích Grimm về Hansel và Gretel xuất bản năm 1812. Trong đó, các nhân vật chính tìm thấy một ngôi nhà nhà làm hoàn toàn từ bánh nằm ẩn sâu trong khu rừng (Các bạn nhỏ nếu tò mò thì các bạn có thể tìm lại truyện để đọc nhé!!!). Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert của nước Anh được cho là người đã phổ biến cây thông Noel và đưa món bánh gừng vào lễ Giáng sinh. Albert vốn là Hoàng tử Đức, đã mang theo truyền thống này đến Anh khi kết hôn với Nữ hoàng Victoria. Khi đó, người dân cần một thứ gì đó để trang trí lên cây thông của họ, vì thế họ đã dùng nhiều loại thức ăn khác nhau không riêng gì bánh gừng để treo lên cây.

Trong khi đó, bánh gừng với hình người được cho là xuất phát từ ý tưởng của Nữ hoàng Elizabeth I. Bà thường cho các thợ làm bánh tạo hình theo hình ảnh của những vị khách quan trọng và tặng cho họ như món quà đặc biệt. Sau này, bánh gừng dần trở nên phổ biến khắp châu Âu với hình thù rất đa dạng như hình đồ trang trí, cửa sổ, cây thông...

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Món bánh không thể thiếu vào đêm Giáng sinh tại chuyên mục Điều Em Muốn Nói của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Điều Em Muốn Nói khác

Những bức tranh xinh

Tháng Ba đã gõ cửa khu vườn Cọ xinh bằng những bức tranh đẹp lung linh với những lời chúc rất ngọt ngào!

Tớ yêu Tết vì...

Tớ rất yêu Tết! Tớ yêu Tết không phải chỉ vì được mặc quần áo đẹp, ăn nhiều món ngon, vui chơi tưng bừng, nhận tiền lì xì… Mà bởi Tết có những điều vô cùng đặc biệt.

Công trình Măng non "đặc biệt" của đội viên TP. Phú Quốc

Hội đồng Đội TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) sẽ trao tặng 2 Công trình Măng Non “Trang bị thiết bị hoạt động Đội cho Liên Đội” trong năm học 2023 – 2024 cho các Liên đội. Đây là chương trình ý nghĩa do học sinh toàn thành phố chung tay thực hiện.