Những măng non gìn giữ ca trù

TNTP Thứ Tư
Gieo những “hạt giống” văn hóa với mong muốn hạt giống nảy mầm, trở thành những “bóng cây” xanh tốt. Đó là tấm lòng của các thầy cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) quan tâm tới Câu lạc bộ (CLB) ca trù An Biên của nhà trường.

Bảo tồn kiệt tác "truyền khẩu"

Nhà giáo Nguyễn Thị Thắm - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố là người rất yêu thích âm nhạc dân gian truyền thống. Khi còn là Hiệu trưởng ở ngôi trường cũ, cô đã thành lập CLB ca trù với số lượng học sinh tham gia đông đảo. Khi được chuyển công tác về trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố, cô Thắm mong muốn học sinh nơi đây cũng sẽ có một nơi để tìm hiểu về văn hóa dân tộc, được học về một loại hình nghệ thuật truyền thống.

Với niềm đam mê gìn giữ nghệ thuật truyền thống dân tộc, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thắm đã thành lập CLB ca trù dành cho học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố.
Với niềm đam mê gìn giữ nghệ thuật truyền thống dân tộc, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thắm đã thành lập CLB ca trù dành cho học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố.
Lớp học hát “đặc biệt” tại thư viện trường vào mỗi tối thứ Ba, Tư, Năm trong tuần.
Lớp học hát “đặc biệt” tại thư viện trường vào mỗi tối thứ Ba, Tư, Năm trong tuần.

CLB ca trù An Biên ra đời như một “đứa con tinh thần” với rất nhiều kỳ vọng. Nhớ lại kỷ niệm của những ngày đầu thành lập CLB, học sinh tham gia ít ỏi, lớp học chỉ tổ chức một tuần một buổi. Nhưng cô Nguyễn Thị Thắm vẫn tiếp tục đồng hành với CLB và truyền lửa cho các cộng sự của mình, vì cô luôn tâm niệm học sinh có thể đến và tìm hiểu về văn hóa truyền thống sẽ cần rất nhiều thời gian.

Ở trường Nguyễn Văn Tố, cô giáo Bùi Thúy Là - giáo viên bộ môn Âm nhạc, may mắn sở hữu giọng hát rất hay và cô cũng có niềm đam mê đặc biệt với âm nhạc truyền thống. Được sự tin tưởng của cô Hiệu trưởng, cô Thúy Là đã cùng Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Thu Hằng miệt mài đứng lớp, giảng dạy ca trù với sự đổi mới trong cách dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh để các bạn dần làm quen với loại hình âm nhạc đặc biệt này.

Những “nghệ sĩ nhí” thể hiện các bài hát ca trù với phong thái tự tin, chuyên nghiệp.
Những “nghệ sĩ nhí” thể hiện các bài hát ca trù với phong thái tự tin, chuyên nghiệp.

Học sinh thuộc CLB của trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố giờ đây đã tự tin biểu diễn ca trù tại nhiều sự kiện lớn như: Lễ tưởng niệm ngày mất của Nữ tướng Lê Chân; biểu diễn tại Đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ (tỉnh Thái Bình); Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân ca Hải Phòng,… Đặc biệt, ngày 15 (Âm lịch) hằng tháng các bạn sẽ tham gia canh hát thờ tại đình An Biên (quận Lê Chân).

Bạn Nguyễn Minh Tú (lớp 5A4) chia sẻ: “Tớ rất thích được tập những bài hát ca trù cùng các bạn ở CLB và mong muốn mình có thể góp phần gìn giữ điệu hát truyền thống của dân tộc. Ngày nào tớ cũng dành 1 giờ đồng hồ để tập luyện, vì tớ muốn mình hát thật giỏi và đem làn điệu ca trù đến với thật nhiều người”.

Ca trù sống mãi với thế hệ hôm nay

Nếu có dịp “mắt thấy tai nghe”, bạn sẽ cảm nhận được niềm đam mê cháy bỏng với ca trù của các “nghệ sĩ nhí” trong CLB. Nhìn những khuôn miệng xinh yêu mới biết đọc O, A… nay ngân nga, ca đàn, hát rất hay những bài nhạc cổ, người xem mới nhận ra rằng ca trù cũng như âm nhạc dân gian truyền thống sẽ khởi sắc và các bạn ấy chính là người thổi hồn cho các loại hình nghệ thuật đó sống mãi.

CLB ca trù trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố biểu diễn trong Lễ tưởng niệm ngày mất của Nữ tướng Lê Chân. Hoạt động có lãnh đạo Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hải Phòng tham dự.
CLB ca trù trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố biểu diễn trong Lễ tưởng niệm ngày mất của Nữ tướng Lê Chân. Hoạt động có lãnh đạo Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hải Phòng tham dự.

Bạn Nguyễn Minh Tú (lớp 5A4) chia sẻ: “Tớ rất thích được tập những bài hát ca trù cùng các bạn ở CLB và mong muốn mình có thể góp phần gìn giữ điệu hát truyền thống của dân tộc. Ngày nào tớ cũng dành 1 giờ đồng hồ để tập luyện, vì tớ muốn mình hát thật giỏi và đem làn điệu ca trù đến với thật nhiều người”.

Cô và trò trong CLB ca trù An Biên tham gia biểu diễn tại sự kiện văn hóa lớn của TP. Hải Phòng.
Cô và trò trong CLB ca trù An Biên tham gia biểu diễn tại sự kiện văn hóa lớn của TP. Hải Phòng.

Chia sẻ với phóng viên báo Đội, cô Dương Thúy Bình - Phó Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ niềm tự hào: “Câu lạc bộ ca trù hiện tại sinh hoạt đều đặn 3 buổi một tuần, học sinh tham gia CLB đã gần 50 bạn. Cô ấn tượng nhất với các bé lớp 1, dù còn nhỏ xíu nhưng các bạn rất yêu thích tập luyện âm nhạc truyền thống của dân tộc”.

Sáng kiến đưa ca trù vào trường học của hai cô giáo Nguyễn Thị Thắm và Dương Thúy Bình (bên trái) đã được công nhận là sáng kiến cấp quận Lê Chân và được Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng cấp Bằng lao động sáng tạo.
Sáng kiến đưa ca trù vào trường học của hai cô giáo Nguyễn Thị Thắm và Dương Thúy Bình (bên trái) đã được công nhận là sáng kiến cấp quận Lê Chân và được Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng cấp Bằng lao động sáng tạo.

Nghệ thuật ca trù là loại hình âm nhạc khó học, đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ và năng khiếu của người học. Đến với ca trù, các bạn học sinh không chỉ khám phá ra nhiều điều quý giá ở âm nhạc dân tộc mà còn được học hỏi và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa của dân tộc.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những măng non gìn giữ ca trù tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!