Thiên nhiên diệu kỳ

Những "ông bố" tuyệt vời

Khoa học Khám phá
Trong thế giới hoang dã, con cái thường được biết đến là những bà mẹ đảm đang khi vừa sinh con, vừa nuôi nấng con từ A đến Z. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những ông bố chăm con cực khéo không kém gì các bà mẹ đâu nha! Cùng điểm danh những ông bố “number one” này nhé!

Khỉ Marmoset

Những chú khỉ Marmoset (hay khỉ lùn, khỉ đuôi sóc) không chỉ chăm con giỏi mà còn là một “hộ lý” tuyệt vời khi khỉ mẹ sinh con. Khỉ bố có thể bế, chải lông và cho con ăn từ khi “bé con” mới lọt lòng. Sở dĩ khỉ bố phải chu đáo như vậy vì nguy cơ tử vong trong khi sinh con ở khỉ mẹ rất cao. Trọng lượng khỉ con thường chiếm tới 25% trọng lượng khỉ mẹ, nghĩa là tương tự như việc một phụ nữ 55 kg sinh hạ đứa con 14 kg vậy.

Chim cánh cụt hoàng đế

Mặc dù được sinh ra ở vùng Nam Cực lạnh lẽo nhưng đám chim cánh cụt non luôn yên tâm vì đã có chim cánh cụt bố sưởi ấm đấy, các bạn ạ! Sau khi đẻ trứng, chim mẹ sẽ đi kiếm ăn và chim bố giữ “trọng trách” chăm sóc cho quả trứng nhỏ.

Chim cánh cụt bố phải nhịn ăn hơn 100 ngày, chịu đựng những cơn gió lạnh thấu da trong quá trình ấp trứng. Thậm chí, những “ông bố” phải túm tụm lại với nhau để tạo thành một nhóm lớn, nhằm giữ ấm cho những đứa con bé bỏng sắp chào đời.

Nếu chim cánh cụt mẹ không trở lại đúng thời gian sau khi trứng nở, chim cánh cụt bố sẽ tạo ta một chất giống như sữa đặc từ thực quản của chúng để nuôi con.

Cá ngựa

Trong thế giới tự nhiên, cá ngựa là loài duy nhất mà con đực mang thai và ấp trứng thay cho con cái. Khi cá ngựa con chào đời, chúng vẫn ở trong túi ấp của cha. Đến khi trưởng thành, chúng mới tự bơi ở ngoài.

Sư tử

Xét về việc bảo vệ con, sư tử là loài động vật quyết liệt bậc nhất. Sư tử đực thường đi phía sau bảo vệ con non trong khi sư tử cái đảm nhận việc săn mồi. Dáng vẻ oai phong của sư tử đực là nỗi khiếp sợ của những kẻ có ý đồ làm hại con non. Điều đó giúp chúng bảo vệ được gia đình và bầy đàn của mình khi bị đe dọa.

Chim mỏ sừng

Chim mỏ sừng có nguồn gốc ở châu Á, đặc điểm nhận dạng nổi bật của chúng là chiếc sừng vàng rất lớn trên đầu, gọi là “mũ sắt”. Sau khi kết đôi, chim trống sẽ đưa chim mái vào một hốc cây rỗng để giữ an toàn và tránh kẻ thù. Chim trống đưa thức ăn về cho chim mái qua một khe hở nhỏ trong khi chim mái ấp trứng. Ngay sau khi trứng nở, chim mẹ lập tức thoát ra khỏi tổ và cùng với chim bố kiếm thức ăn về nuôi đàn con cho đến khi chúng “đủ lông đủ cánh” để có thể sống tự lập.

 

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá Đặc biệt, tháng 1/2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá Đặc biệt. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những "ông bố" tuyệt vời tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Lên rừng chứng kiến những điều khó tin

Nếu được sở hữu cánh cửa thần kỳ của Doraemon, bạn sẽ chọn nơi nào trên Trái Đất xinh đẹp này là điểm đến đầu tiên? Dù muốn lên rừng hay xuống biển, thì thế giới bao la của chúng mình vẫn còn rất nhiều điều kỳ diệu, xứng đáng được con người khám phá và chiêm ngưỡng đó!