Theo đó Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu đề xuất UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm, bảo đảm nguồn ngân sách chi thường xuyên và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức mua sắm bổ sung cơ sở vật chất bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu, các học liệu cần thiết, tài liệu liên quan đến nội dung, kiến thức, kỹ năng về giáo dục quốc phòng và an ninh triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định.
Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện triển khai dạy học lồng ghép Giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm khoa học, thiết thực, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương và các nhà trường.
Triển khai đến các nhà trường tổ chức thực hiện công tác kiểm kê, rà soát; tận dụng khai thác triệt để cơ sở vật chất hiện có để phục vụ dạy học lồng ghép; tổng hợp số liệu có giải pháp, đề xuất mua sắm bổ sung đầy đủ thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu phục vụ cho hoạt động lồng ghép; khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo, thiết kế các loại thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với từng nội dung, chủ đề lồng ghép Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các nhà trường.
Vận dụng linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo các nội dung lồng ghép với khung thời gian, thời lượng hợp lý, không làm ảnh hưởng đến mạch thời gian nội dung chính của tiết học, bài học, môn học ở các cấp học; giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, trung học cơ sở.
Công tác xây dựng kế hoạch triển khai Giáo dục lồng ghép Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các nhà trường, việc hoàn thiện nội dung lồng ghép Giáo dục lồng ghép Giáo dục quốc phòng và an ninh trong từng bài dạy, tiết dạy và mua sắm bổ sung đồ dùng thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục lồng ghép phải hoàn thành đúng thời gian quy định.