Ứng xử với tiền “lì xì” của con

ducthuan
Cứ mỗi dịp sau Tết Nguyên đán, chuyện ứng xử với tiền mừng tuổi (lì xì) của con lại được bàn tán xôn xao trên nhiều trang cá nhân, diễn đàn với đa chiều ý kiến.

Có người cho rằng, tiền lì xì của con là của con nên lập tài khoản gửi tiết kiệm cho con. Tuy nhiên, số này chỉ dành cho những gia đình có điều kiện, quan hệ rộng. Người cho rằng, tiền lì xì của con tiêu thế nào là việc của chúng, cha mẹ không nên can thiệp. Suy nghĩ cởi mở cho con tự quyết với số tiền lì xì khá nguy hiểm. Khi con chưa tự kiếm ra tiền, việc chi tiêu của con, kể cả tiền lì xì thì bố mẹ vẫn nên giám sát, quản lý. Không thu giữ nhưng cũng đừng “thả cửa”, dễ làm hại cho con, thực tế đã có rất nhiều bài học đắt giá rồi.

Có rất nhiều cách ứng xử với tiền lì xì Tết được nêu ra nhưng bị phản ứng nhiều nhất là việc “cưỡng bức tịch thu” tiền lì xì của con. Hành động này bị nhiều người cho là không nên với con.

Thậm chí có trẻ nhỏ còn cảnh giác lo bị mất số tiền được mừng tuổi với cha mẹ. Chia sẻ trên trang cá nhân, nickname Huyền Trang bày tỏ: “Cu con mới có 6 tuổi kiên quyết ôm khư khư hơn 2 triệu đồng tiền mừng tuổi đến lớp vì sợ mẹ ở nhà lấy mất. Của đáng tội, mình cũng tịch thu trước đó được hơn 1 triệu rồi. Cả tháng lương mới được 3 triệu mà con ôm hơn 2 triệu đi học cứ thấy bồn chồn không yên các mẹ ạ”.

Một thực tế mà ai cũng cần công tâm nhìn nhận rằng, mỗi gia đình một hoàn cảnh, một điều kiện sống khác nhau. Số tiền mừng tuổi theo đó cũng mang tính chất, giá trị khác nhau. Có gia đình tiền mừng tuổi của con chỉ mang tính vui vẻ, ước lệ. Nhưng với những gia đình làm nông nghiệp, làm công nhân, viên chức không có tiền thưởng Tết thì tiền cho khoản lì xì Tết khá đau đầu nhưng không thể bỏ qua được bởi hết Tết còn nhiều việc phải tiêu. Vì vậy, nhiều cha mẹ nghĩ tiền lì xì con có được là do cha mẹ “đầu tư” lì xì cho con nhà người khác nên có quyền “tịch thu”.

Tuy nhiên, dịp Tết gia đình nào cũng lên kế hoạch chi tiêu trong đó có cả khoản lì xì nên đây là khoản tiền mất đi. Vì vậy, khi con nhận tiền lì xì là khoản tiền của con nên khi cần dùng đến cần tôn trọng nói chuyện để con tránh bị cảm giác hụt hẫng.

Chẳng có mẫu số chung nào cho mọi gia đình nhưng để tránh được tất cả những bàn luận ở trên thiết nghĩ cần đưa tiền lì xì về đúng nghĩa nguyên bản của nó. Ngày xưa, người lớn lì xì cho trẻ con chỉ mang tính tượng trưng, mừng trẻ thêm tuổi mới và cầu chúc bình an, mạnh khoẻ.

Ngày nay, phong tục mừng tuổi không còn giữ được giá trị như xưa thậm chí còn bị biến tướng, gây nhiều cảnh dở khóc, dở cười: Xảy ra chuyện tị nạnh, so sánh thiệt hơn.

Theo Gia đình xã hội

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ứng xử với tiền “lì xì” của con tại chuyên mục Điều Em Muốn Nói của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Điều Em Muốn Nói khác

Những bức tranh xinh

Tháng Ba đã gõ cửa khu vườn Cọ xinh bằng những bức tranh đẹp lung linh với những lời chúc rất ngọt ngào!

Tớ yêu Tết vì...

Tớ rất yêu Tết! Tớ yêu Tết không phải chỉ vì được mặc quần áo đẹp, ăn nhiều món ngon, vui chơi tưng bừng, nhận tiền lì xì… Mà bởi Tết có những điều vô cùng đặc biệt.

Công trình Măng non "đặc biệt" của đội viên TP. Phú Quốc

Hội đồng Đội TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) sẽ trao tặng 2 Công trình Măng Non “Trang bị thiết bị hoạt động Đội cho Liên Đội” trong năm học 2023 – 2024 cho các Liên đội. Đây là chương trình ý nghĩa do học sinh toàn thành phố chung tay thực hiện.

Món bánh không thể thiếu vào đêm Giáng sinh

Chắc hẳn các bạn nhỏ chúng mình đã từng ít nhất một lần nhìn thấy trong một bộ phim hoặc truyện về đêm Giáng sinh có một loại bánh quy hình người với họa tiết bắt mắt được trang trí trên đó. Hôm nay, báo Đội xin giới thiệu cho các bạn một món bánh đặc trưng và “không thể thiếu” vào đêm Giáng sinh ở một số quốc gia châu Âu nha!