Người tha thiết với việc phát triển văn hóa đọc ở trẻ thơ

TNTP Chủ Nhật
Viết, dịch sách, diễn thuyết về xây dựng thói quen đọc sách là cách nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương đóng góp cho việc phát triển văn hóa đọc ở trẻ thơ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương – sinh năm 1982 tại Bắc Giang. Chú tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004. Chú Quốc Vương đã có 8 năm học tập, nghiên cứu về Giáo dục Lịch sử tại Nhật Bản bằng học bổng do Chính phủ Nhật cung cấp. Sau một thời gian giảng dạy, chú quyết định dành phần lớn tâm sức cho việc viết sách và dịch thuật. Đến nay chú đã có hơn 70 đầu sách dịch và sách viết về nhiều lĩnh vực như: lịch sử, văn hóa đọc, giáo dục... được xuất bản như: Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, Môn Sử không chán như em tưởng, Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm... Đồng thời, chú còn là diễn giả sôi nổi, truyền cảm hứng ở lĩnh vực khuyến đọc tại Việt Nam.

Chú Quốc Vương thường xuyên được mời nói chuyện về lĩnh vực này tại các trường học trên khắp cả nước. Với vốn kiến thức sâu rộng, sự dí dỏm cuốn hút của một người có năng lực truyền đạt, khơi dậy cảm hứng, các buổi chia sẻ của chú luôn được học sinh các cấp hào hứng lắng nghe.

Tâm sự về quyết định gắn bó với lĩnh vực này, chú cho biết: “Nhìn ở cấp độ vĩ mô, bằng tư duy lịch sử sẽ thấy văn hóa đọc song hành với sự phát triển của quốc gia. Rất khó để tìm thấy một quốc gia nào phát triển, văn minh mà ở đó văn hóa đọc lại thấp kém và ngược lại.

Ở cấp độ vi mô là mỗi cá nhân, việc đọc sách giúp con người trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm hồn. Đặc biệt gần đây, người ta còn nhấn mạnh tác dụng của việc đọc sách trong việc trị liệu các bệnh tinh thần như trầm cảm. Bởi đây là một cách thức giải trí văn minh, giúp cá nhân cân bằng cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.

Các bạn trẻ, các bậc cha mẹ hay các chuyên gia giáo dục quan tâm đến việc xây dựng thói quen đọc sách cho bản thân hay con trẻ có thể đọc và xem những bài viết, video của chú trên Internet hay tìm đọc 2 cuốn sách về chủ đề này của chú là “65 bí kíp đọc sách dành cho mọi người” và “Xây dựng tủ sách gia đình”

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội kết nối không tưởng, nhưng đồng thời cũng mang lại áp lực, làm lung lay những người không có nền tảng tinh thần vững vàng, khiến số lượng người mắc bệnh tinh thần ngày càng gia tăng; thì việc phát triển văn hóa đọc ngày càng quan trọng.

Điều đáng nói: đọc sách là một thói quen tốt, nhưng không dễ để hình thành, và nó cần phải được xây dựng từ khi trẻ còn nhỏ. Đây chính là lý do khiến chú Nguyễn Quốc Vương luôn tha thiết với việc phát triển văn hóa đọc ở trẻ thơ.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Thiếu niên Tiền phong Chủ nhật, số 48 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Thiếu niên Tiền phong Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người tha thiết với việc phát triển văn hóa đọc ở trẻ thơ tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Mùa hè của em

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, bạn Phạm Quốc Đạt (lớp 3A, trường Tiểu học ...

Bài Sáng Tác khác

Chuyện về chàng thủ môn

Thằng cu Tộ vừa nhổ một cái răng cửa. Khi nó cười thì cả bọn trong lớp tôi cũng phải lăn ra mà cười theo. “A ha thủ môn bỏ đi ăn cơm rồi!”. “Tộ ơi khéo không ruồi nó đá bóng vào…”

Giấc mơ nhỏ bé

Đã lâu rất lâu rồi, tại một thị trấn nhỏ ẩn mình giữa những ngọn đồi thoai thoải cạnh một khu rừng cổ thụ, có một cô gái nhỏ mộng mơ. Mọi người thường gọi cô là “Khách Vô Danh” và truyền tai nhau rằng cô có thể đi lạc vào cõi mộng của bất kỳ ai và dấn thân vào những cuộc phiêu lưu kỳ ảo mỗi đêm.

Cây phượng vĩ mùa Hè

Mỗi ngày đến trường, một góc sân, một cây phượng vĩ, một gốc bàng già… đều có thể trở thành những người bạn lớn của tuổi thơ chúng mình. Bạn hãy cùng đến với ngôi nhà kể chuyện để chia sẻ một bài viết rất dễ thương của bạn Đỗ Phương Anh đến từ CLB Văn học của trường Tiểu học Quỳnh Mai, Hà Nội nhé!

Chích Bông và ông Mặt Trời

Trời chiều đầu Hạ thật đẹp, ánh nắng chan hòa được ông Mặt Trời rải đều khắp mọi nơi. Năm nào cũng thế, cứ vào mùa này là ông sẽ vén mây để nhìn xuống cánh đồng bao la này được rõ hơn.